Loading


Có các loại hợp đồng xây dựng nào được quy định trong Luật Xây dựng?

Có các loại hợp đồng xây dựng nào được quy định trong Luật Xây dựng? Hợp đồng xây dựng phải được nộp kèm theo các loại giấy tờ nào theo quy định?

Nội dung chính

    Có các loại hợp đồng xây dựng nào được quy định trong Luật Xây dựng?

    Theo quy định tại Điều 140 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi bởi khoản 65 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, hợp đồng xây dựng được phân thành hai nhóm chính: theo tính chất công việc và theo hình thức giá hợp đồng. Cụ thể, các loại hợp đồng xây dựng được chia như sau:

    - Theo tính chất công việc, bao gồm các loại hợp đồng như sau:

    + Hợp đồng tư vấn xây dựng.

    + Hợp đồng thi công xây dựng công trình.

    + Hợp đồng cung cấp thiết bị cho công trình.

    + Hợp đồng thiết kế, mua sắm vật tư, thi công, hay hợp đồng chìa khóa trao tay.

    + Hợp đồng xây dựng khác.

    - Theo hình thức giá hợp đồng, bao gồm các loại hợp đồng như sau:

    + Hợp đồng trọn gói.

    + Hợp đồng theo đơn giá cố định.

    + Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh.

    + Hợp đồng theo thời gian.

    + Hợp đồng theo chi phí cộng phí.

    + Hợp đồng theo giá kết hợp.

    + Hợp đồng xây dựng khác.

    Có các loại hợp đồng xây dựng nào được quy định trong Luật Xây dựng?

    Có các loại hợp đồng xây dựng nào được quy định trong Luật Xây dựng? (Hình từ Internet)

    Hợp đồng xây dựng phải được nộp kèm theo các loại giấy tờ nào theo quy định?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 142 Luật Xây dựng 2014 về các loại giấy tờ được nộp kèm theo hợp đồng xây dựng được quy định như sau:

    Tài liệu kèm theo có thể bao gồm một phần hoặc tất cả các loại sau:

    - Văn bản thông báo trúng thầu hoặc chỉ định thầu.

    - Điều kiện cụ thể của hợp đồng hoặc điều khoản tham chiếu cho hợp đồng tư vấn xây dựng.

    - Điều kiện chung của hợp đồng.

    - Hồ sơ mời thầu hoặc yêu cầu từ bên giao thầu.

    - Bản vẽ thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật.

    - Hồ sơ dự thầu hoặc đề xuất từ bên nhận thầu.

    - Biên bản đàm phán hợp đồng cùng với các văn bản sửa đổi, bổ sung.

    - Phụ lục hợp đồng.

    - Các tài liệu liên quan khác.

    Khi nào sẽ được điều chỉnh hợp đồng xây dựng?

    Theo quy định tại Điều 143 Luật Xây dựng 2014  được sửa đổi bởi khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 về điều chỉnh hợp đồng xây dựng như sau:

    Điều chỉnh hợp đồng xây dựng
    1. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng gồm điều chỉnh về khối lượng, tiến độ, đơn giá hợp đồng và các nội dung khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng chỉ được áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng.
    2. Các trường hợp được điều chỉnh hợp đồng xây dựng:
    a) Do các bên thỏa thuận trong hợp đồng phù hợp với các quy định của Luật này và pháp luật khác có liên quan;
    b) Khi Nhà nước thay đổi các chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác;
    c) Khi dự án được điều chỉnh có ảnh hưởng đến hợp đồng, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác;
    d) Các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
    3. Ngoài các quy định nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, việc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công còn phải tuân thủ các quy định sau:
    a) Việc điều chỉnh đơn giá thực hiện hợp đồng chỉ áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian;
    b) Đơn giá trong hợp đồng được điều chỉnh theo nội dung, phạm vi, phương pháp và căn cứ điều chỉnh hợp đồng được các bên thỏa thuận trong hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật;
    c) Khi điều chỉnh hợp đồng làm thay đổi mục tiêu đầu tư, thời gian thực hiện hợp đồng, làm vượt dự toán gói thầu xây dựng được duyệt thì phải được người quyết định đầu tư cho phép.

    Như vậy, điều chỉnh hợp đồng xây dựng liên quan đến khối lượng, tiến độ, đơn giá và các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên, và chỉ được thực hiện trong thời gian hợp đồng có hiệu lực.

    Các trường hợp được điều chỉnh bao gồm thỏa thuận giữa các bên, thay đổi chính sách của Nhà nước, điều chỉnh dự án ảnh hưởng đến hợp đồng, và các trường hợp bất khả kháng.

    Đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn Nhà nước, việc điều chỉnh giá phải tuân thủ các quy định bổ sung.

    Điều chỉnh đơn giá chỉ áp dụng cho hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh hoặc hợp đồng theo thời gian, và phải phù hợp với các thỏa thuận trong hợp đồng.

    Nếu điều chỉnh làm thay đổi mục tiêu đầu tư, thời gian hoặc vượt dự toán gói thầu, cần có sự chấp thuận của người quyết định đầu tư.

    Khi nào thì hợp đồng xây dựng chính thức có hiệu lực?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 139 Luật Xây dựng 2014 về hiệu lực của hợp đồng xây dựng như sau:

    Hiệu lực của hợp đồng xây dựng
    1. Hợp đồng xây dựng có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
    a) Người ký kết hợp đồng phải có đủ năng lực hành vi dân sự, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
    b) Bảo đảm các nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 138 của Luật này;
    c) Bên nhận thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề xây dựng theo quy định của Luật này.
    2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên hợp đồng thỏa thuận.

    Theo đó, hợp đồng xây dựng có hiệu lực khi người ký kết đủ năng lực hành vi và thẩm quyền theo pháp luật, đảm bảo các nguyên tắc ký kết hợp đồng, và bên nhận thầu đáp ứng đủ điều kiện năng lực hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.

    Thời điểm có hiệu lực là khi hợp đồng được ký kết hoặc theo thời điểm khác do các bên thỏa thuận.

    saved-content
    unsaved-content
    59