Loading


Có phải xin phép khi chuyển mục đích sử dụng đất công trình thủy lợi sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không?

Đất công trình thủy lợi là đất gì? Có phải xin phép khi chuyển mục đích sử dụng đất công trình thủy lợi sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không?

Nội dung chính

    Đất công trình thủy lợi là đất gì?

    Căn cứ theo điểm e khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định về phân loại đất như sau:

    Phân loại đất
    ...
    3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
    ...
    e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;
    ...

    Ngoài ra, căn cứ tại điểm b khoản 6 Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp như sau:

    Quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp
    6. Đất sử dụng vào mục đích công cộng, bao gồm:
    ...
    b) Đất công trình thủy lợi là đất xây dựng đê điều, kè, cống, đập, tràn xả lũ, đường hầm thủy công, hệ thống cấp nước, thoát nước, tưới nước, tiêu nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp kể cả hành lang bảo vệ công trình thủy lợi mà phải sử dụng đất; công trình thủy lợi đầu mối kể cả nhà làm việc, nhà kho, cơ sở sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng công trình thủy lợi thuộc phạm vi công trình thủy lợi;

    Như vậy, đất công trình thủy lợi là đất sử dụng vào mục đích công cộng, thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.

    Theo đó, đất công trình thủy lợi là đất xây dựng đê điều, kè, cống, đập, tràn xả lũ, đường hầm thủy công, hệ thống cấp nước, thoát nước, tưới nước, tiêu nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp kể cả hành lang bảo vệ công trình thủy lợi mà phải sử dụng đất; công trình thủy lợi đầu mối kể cả nhà làm việc, nhà kho, cơ sở sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng công trình thủy lợi thuộc phạm vi công trình thủy lợi.

    Có phải xin phép khi chuyển mục đích sử dụng đất công trình thủy lợi sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không?

    Có phải xin phép khi chuyển mục đích sử dụng đất công trình thủy lợi sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không?(Hình ảnh Internet)

    Có phải xin phép khi chuyển mục đích sử dụng đất công trình thủy lợi sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không?

    Căn cứ tại điểm e khoản 1 Điều 121 Luật Đất đai 2024 quy định các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép như sau:

    Chuyển mục đích sử dụng đất
    1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bao gồm:
    a) Chuyển đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp;
    b) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
    c) Chuyển các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung khi thực hiện dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn;
    d) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang loại đất phi nông nghiệp khác được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất;
    đ) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
    e) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;
    g) Chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ.
    ...

    Theo quy định này, khi chuyển mục đích sử dụng đất công trình thủy lợi sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp bắt buộc phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi được quy định như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 21 Luật Thủy lợi 2017 quy định trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi như sau:

    Trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi
    1. Đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước, trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi được quy định như sau:
    a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến 02 tỉnh trở lên;
    b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
    2. Đối với công trình thủy lợi do tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng thì tổ chức, cá nhân đó có trách nhiệm quản lý.

    Như vậy, trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi như sau:

    (1) Đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước, trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi là:

    - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến 02 tỉnh trở lên;

    - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

    (2) Đối với công trình thủy lợi do tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng thì tổ chức, cá nhân đó có trách nhiệm quản lý

    saved-content
    unsaved-content
    55