Loading


Đất công trình phòng, chống thiên tai chuyển sang đất ở có cần được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hay không?

Đất công trình phòng, chống thiên tai chuyển sang đất ở có cần được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hay không?

Nội dung chính

    Đất công trình phòng, chống thiên tai chuyển sang đất ở có cần được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hay không?

    Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024:

    Phân loại đất
    ...
    3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
    a) Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
    b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
    c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, an ninh);
    d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp, gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác hoặc đất xây dựng trụ sở của đơn vị sự nghiệp công lập khác;
    đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;
    e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;
    g) Đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo (sau đây gọi là đất tôn giáo); đất sử dụng cho hoạt động tín ngưỡng (sau đây gọi là đất tín ngưỡng);
    h) Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt;
    i) Đất có mặt nước chuyên dùng;
    k) Đất phi nông nghiệp khác.

    Cùng với đó, căn cứ vào quy định tại điểm d khoản 6 Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP:

    Quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp
    ...
    6. Đất sử dụng vào mục đích công cộng, bao gồm:
    ...
    d) Đất công trình phòng, chống thiên tai là đất xây dựng công trình phục vụ cho công tác phòng, chống thiên tai, gồm công trình đê điều chống úng, chống hạn, chống xâm nhập mặn, chống sạt lở, chống sụt lún đất, chống lũ quét, chống sét; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền, nhà kết hợp sơ tán dân và công trình khác phục vụ phòng, chống thiên tai;
    ...

    Theo quy định trên, đất công trình phòng, chống thiên tai nằm trong nhóm đất phi nông nghiệp, được phân loại là đất sử dụng cho mục đích công cộng.

    Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 121 Luật Đất đai 2024:

    Chuyển mục đích sử dụng đất
    1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bao gồm:
    a) Chuyển đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp;
    b) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
    c) Chuyển các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung khi thực hiện dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn;
    d) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang loại đất phi nông nghiệp khác được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất;
    đ) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
    e) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;
    g) Chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ.

    Theo đó, việc chuyển mục đích sử dụng từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

    Đất công trình phòng, chống thiên tai là loại đất sử dụng vào mục đích công cộng và thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Do vậy, khi có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng từ đất công trình phòng, chống thiên tai sang đất ở, người sử dụng đất cần phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục pháp lý hiện hành.

    Đất công trình phòng, chống thiên tai chuyển sang đất ở có cần được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hay không? (Hình từ Internet)Đất công trình phòng, chống thiên tai chuyển sang đất ở có cần được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hay không? (Hình từ Internet)

    Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 123 Luật Đất đai 2024, thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được phân cấp như sau:

    - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Có trách nhiệm xem xét và phê duyệt việc chuyển mục đích sử dụng đất đối với các tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, và các tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

    - Ủy ban nhân dân cấp huyện: Đảm nhận thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với cá nhân và cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, đối với trường hợp cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 ha trở lên, cần có sự chấp thuận bằng văn bản từ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi cấp huyện thực hiện quyết định.

    Do đó, thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng đất sẽ tùy thuộc vào đối tượng sử dụng đất và mục đích chuyển đổi, có thể thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp huyện.

    Người được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư phải đáp ứng các điều kiện nào?

    Căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 122 Luật Đất đai 2024, để được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư, người yêu cầu phải đáp ứng các điều kiện sau:

    - Đảm bảo tài chính: Người yêu cầu cần thực hiện ký quỹ hoặc cung cấp các hình thức bảo đảm tài chính khác theo quy định của pháp luật về đầu tư.

    - Năng lực tài chính: Cần có đủ khả năng tài chính để triển khai dự án đúng tiến độ và bảo đảm tuân thủ các yêu cầu pháp lý liên quan.

    - Tuân thủ pháp luật đất đai: Người yêu cầu không được vi phạm các quy định pháp luật về đất đai, hoặc nếu có vi phạm, đã thực hiện đầy đủ các quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật. Việc tuân thủ này sẽ được xem xét trên toàn bộ thửa đất sử dụng trong phạm vi cả nước.

    saved-content
    unsaved-content
    57