Địa chỉ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bình Chánh TP Hồ Chí Minh ở đâu?
Nội dung chính
Địa chỉ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bình Chánh TP Hồ Chí Minh ở đâu?
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bình Chánh là cơ quan trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành Phố Hồ Chí Minh, nhằm quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Bình Chánh. Và chi nhánh này là đơn vị phụ thuộc của Văn phòng đăng ký đất đai Thành Phố.
Hiện nay, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bình Chánh TP Hồ Chí Minh:
- Địa chỉ trụ sở: 349 Tân Túc, Thị Trấn Tân Túc, Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Giờ làm việc: Thứ 2 – Thứ 6: 08:00 – 17:00, Thứ 7: 08:00 – 12:00
Như vậy, trên đây là thông tin của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bình Chánh TP Hồ Chí Minh.
Địa chỉ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bình Chánh TP Hồ Chí Minh ở đâu? (Hình từ Internet)
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai được thành lập phòng chuyên môn không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 13 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định Cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai do cơ quan, người có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập và quy định cụ thể như sau:
Văn phòng đăng ký đất đai
...
3. Cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai do cơ quan, người có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập và quy định sau:
a) Văn phòng đăng ký đất đai có các phòng chuyên môn và các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai đặt tại các đơn vị hành chính cấp huyện hoặc tại khu vực.
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai được thành lập phòng chuyên môn nếu đáp ứng tiêu chí thành lập phòng theo quy định của pháp luật; thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và pháp luật về đất đai;
b) Văn phòng đăng ký đất đai và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản, hoạt động theo quy định đối với đơn vị sự nghiệp công lập; hạch toán theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo đó, Văn phòng đăng ký đất đai được thành lập phòng chuyên môn nếu đáp ứng được tiêu chí thành lập phòng theo quy định pháp luật. Và thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và pháp luật về đất đai.
Cụ thể, căn cứ theo khoản 3 Điều 1 Nghị định 107/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 5 Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định tiêu chí thành lập phòng chuyên môn cụ thể như sau:
- Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của sở;
- Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí tối thiểu như sau:
+ 07 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Tối thiểu 06 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I;
+ Tối thiểu 05 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại II và loại III.
Như vậy, Văn phòng đăng ký đất đai được thành lập phòng chuyên môn nếu đáp ứng được tiêu chí thành lập phòng theo như quy định cụ thể nêu trên.
Cơ chế phối hợp giữa VPĐKĐĐ với Phòng Tài nguyên và Môi trường như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC quy định về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan cụ thể như sau:
(1) Việc phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), cơ quan tài chính, cơ quan thuế và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo các nguyên tắc sau:
- Bảo đảm thực hiện đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, kịp thời, công khai, minh bạch;
- Xác định rõ cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp;
+ Trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan, đơn vị;
+ Nội dung, thời hạn, cách thức thực hiện;
+ Chế độ thông tin, báo cáo;
- Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế tổ chức hoạt động của từng cơ quan, đơn vị.
(2) Cơ chế phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan tài chính, cơ quan thuế và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan thực hiện theo Quy chế phối hợp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành đảm bảo nguyên tắc theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC và hướng dẫn của liên Bộ: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất khi thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai.
Như vậy, cơ chế phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan tài chính, cơ quan thuế và các cơ quan, đơn vị khác được thực hiện dựa theo quy định cụ thể như trên.