Loading


Góp tiền mua đất, ai sẽ đứng tên sổ đỏ?

Khi góp tiền mua đất, việc xác định ai đứng tên sổ đỏ là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến quyền sở hữu và chia sẻ lợi ích sau này giữa các bên tham gia

Nội dung chính

    Góp tiền mua đất, ai sẽ đứng tên sổ đỏ?

    Khi góp tiền mua đất, việc xác định ai đứng tên sổ đỏ là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến quyền sở hữu và chia sẻ lợi ích sau này giữa các bên tham gia.

    Trong đời sống thực tế, sổ đỏ là tên gọi phổ biến của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do cơ quan nhà nước cấp. Đối chiếu theo quy định tại khoản 21 Điều 3 Luật Đất đai 2024, sổ đỏ chính là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

    Hiện nay, việc góp tiền để mua đất giữa các cá nhân, gia đình hoặc nhóm người không phải là hiếm. Đây là hình thức phổ biến trong các giao dịch mua bán đất đai. Theo quy định tại khoản 2 Điều 135 Luật Đất đai 2024 thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung tài sản gắn liền với đất thì cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; trường hợp những người có chung quyền sử dụng đất, chung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất có yêu cầu thì cấp chung 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và trao cho người đại diện.

    Từ các quy định trên, có thể thấy rằng việc góp tiền mua đất giữa nhiều cá nhân, gia đình hoặc nhóm người là một hình thức phổ biến và hoàn toàn hợp pháp. Theo đó, việc đứng tên sổ đỏ sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các chủ sở hữu chung. Nếu thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng, mỗi người có thể được cấp sỏ đỏ riêng biệt, hoặc nếu các bên yêu cầu thì việc đứng tên sổ đỏ sẽ là cấp chung 1 sổ đỏ và giao cho người đại diện. Vì vậy, khi góp tiền mua đất các bên cần thỏa thuận rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm, đồng thời thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết để đảm bảo quyền sở hữu và tránh các tranh chấp sau này.

    Góp tiền mua đất, ai sẽ đứng tên sổ đỏ?Góp tiền mua đất, ai sẽ đứng tên sổ đỏ? (Hình từ Internet)

    Nếu cấp chung một sổ đỏ, những người mua chung có được phép tách thửa không?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 207 Bộ luật Dân sự 2015 sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thế đối với tài sản. Theo đó, sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

    Căn cứ Điều 209 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sở hữu chung theo phần như sau:

    - Phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.

    - Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Đối với sở hữu chung hợp nhất, Điều 210 Bộ luật Dân sự 2015 cũng nêu rõ:

    - Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    - Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.

    - Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.

    Dựa trên các quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn, khi các bên góp tiền để mua đất chung theo nguyên tắc "sở hữu chung theo phần", mỗi người tham gia góp vốn sẽ có quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần đóng góp của mình.

    Ví dụ, nếu một người góp 50% số tiền mua đất, họ sẽ có quyền sở hữu 50% diện tích đất và có quyền sử dụng, chuyển nhượng hoặc thực hiện các giao dịch liên quan đến phần đất của mình theo đúng tỷ lệ. Các quyền lợi như việc nhận hoa lợi, lợi tức từ việc cho thuê đất, bán đất hay chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất cũng sẽ được phân chia theo tỷ lệ sở hữu này.

    Theo đó, để thực hiện tách thửa đất phải đảm bảo các nguyên tắc, điều kiện tại khoản 1, khoản 2 Điều 220 Luật Đất đai 2024 như sau:

    - Thửa đất đã được cấp một trong các loại Giấy chứng nhận

    - Thửa đất còn trong thời hạn sử dụng đất;

    - Thửa đất còn trong thời hạn sử dụng đất;

    Nếu đất có tranh chấp nhưng xác định được phạm vi diện tích, ranh giới đang tranh chấp thì phần diện tích, ranh giới còn lại không tranh chấp của thửa đất đó được phép tách thửa đất

    - Việc tách thửa đất phải bảo đảm có lối đi; được kết nối với đường giao thông công cộng hiện có; bảo đảm cấp nước, thoát nước và nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý.

    - Các thửa đất sau khi tách thửa phải bảo đảm diện tích tối thiểu với loại đất đang sử dụng theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

    Trường hợp thửa đất được tách có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa thì phải thực hiện đồng thời việc hợp thửa với thửa đất liền kề;

    - Trường hợp chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất thì thực hiện tách thửa, diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách phải bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng. Đối với thửa đất có đất ở và đất khác thì không bắt buộc thực hiện tách thửa khi chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất, trừ trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu tách thửa

    - Trường hợp phân chia quyền sử dụng đất theo bản án, quyết định của Tòa án mà việc phân chia không bảo đảm các điều kiện, diện tích, kích thước tách thửa theo quy định thì không thực hiện tách thửa.

    Từ các quy định trên, có thể thấy rằng việc tách thửa đất không phụ thuộc vào việc ai đứng tên trên sổ đỏ. Việc tách thửa cần phải tuân thủ nhiều điều kiện cụ thể để đảm bảo tính hợp pháp và phù hợp với thực tiễn. Các thửa đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp. Ngoài ra, việc tách thửa phải bảo đảm các yếu tố cơ bản như kết nối với hệ thống giao thông, cấp nước, thoát nước và các tiện ích cần thiết. Trong thực tế, việc tách thửa còn phải đáp ứng yêu cầu về diện tích tối thiểu theo quy định của địa phương và nếu diện tích sau tách quá nhỏ, phải thực hiện hợp thửa. Vì vậy, các chủ sở hữu chung cần lưu ý kỹ các điều kiện pháp lý này và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trước khi thực hiện tách thửa để tránh rủi ro pháp lý và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình.

    Chủ sở hữu phần diện tích tương ứng với phần đóng góp có được bán không?

    Theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 218 Bộ luật Dân sự 2015 định đoạt tài sản chung như sau:

    Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.

    - Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật

    - Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.

    Trong thời hạn 03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung.

    Việc định đoạt tài sản chung phải tuân thủ theo thỏa thuận giữa các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền lợi của tất cả các bên liên quan. Đặc biệt, khi một chủ sở hữu chung có ý định bán phần quyền sở hữu của mình, các chủ sở hữu chung khác có quyền ưu tiên mua. Thời hạn để các chủ sở hữu chung khác quyết định mua là 03 tháng đối với bất động sản và 01 tháng đối với động sản. Nếu không có ai mua trong thời gian này, chủ sở hữu có quyền bán cho người ngoài, nhưng phải thông báo đầy đủ và đảm bảo điều kiện bán cho các chủ sở hữu chung khác giống như bán cho người ngoài.

    Trong trường hợp vi phạm quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển quyền sở hữu sang cho mình và yêu cầu bồi thường thiệt hại từ bên vi phạm. Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ sở hữu chung và duy trì tính công bằng trong việc quyết định tài sản chung.

    saved-content
    unsaved-content
    87