Loading


Khi xây dựng lưới địa chính bằng phương pháp đo góc và đo cạnh sử dụng máy toàn đạc điện tử phải đảm bảo yêu cầu gì?

Khi xây dựng lưới địa chính bằng phương pháp đo góc và đo cạnh sử dụng máy toàn đạc điện tử phải đảm bảo yêu cầu gì?

Nội dung chính

    Khi xây dựng lưới địa chính bằng phương pháp đo góc và đo cạnh sử dụng máy toàn đạc điện tử phải đảm bảo yêu cầu gì?

    Căn cứ theo khoản 7 Điều 11 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT quy định khi xây dựng lưới địa chính bằng phương pháp đo góc, đo cạnh sử dụng máy toàn đạc điện tử đảm bảo các yêu cầu cụ thể như sau:

    (1) Cạnh lưới được đo bằng máy đo dài có trị tuyệt đối sai số trung phương đo dài lý thuyết theo lý lịch của máy đo (ms) không vượt quá 10 mm + D mm (D là chiều dài tính bằng km), được đo 03 lần riêng biệt, số chênh giữa các lần đo không vượt quá 10 mm;

    (2) Góc ngang được đo bằng máy đo góc có trị tuyệt đối sai số trung phương đo góc lý thuyết theo lý lịch của máy đo không vượt quá 05 giây, đo theo phương pháp toàn vòng khi trạm đo có 03 hướng trở lên hoặc theo hướng đơn (không khép về hướng mở đầu) và đo tối thiểu 04 lần; khi đo góc, vị trí bàn độ ngang trong các lần đo được thay đổi điểm đặt ở các vị trí là bội số của 45º (45 độ).

    - Khi đo góc phải đảm bảo số chênh giá trị đo góc giữa các lần đo không vượt quá 08 giây, dao động 2C trong 01 lần đo (đối với máy không có bộ phận tự cân bằng) không vượt quá 12 giây, sai số khép về hướng mở đầu và chênh giá trị hướng các lần đo đã quy “0” (quy không) không vượt quá 08 giây;

    (3) Kết quả đo góc, đo cạnh được tính chuyển lên mặt ellipsoid, được tính toán khái lược bằng phương pháp bình sai gần đúng, khi các sai số khép góc hoặc sai số khép vòng, sai số khép giới hạn tương đối đường chuyền nằm trong giới hạn cho phép thì kết quả đo mới được sử dụng để bình sai bằng phương pháp bình sai chặt chẽ; kết quả cuối cùng góc lấy chẵn đến giây, tọa độ và độ cao lấy chẵn đến mm;

    (4) Thành quả đo đạc, tính toán và bình sai khi lập lưới địa chính bằng công nghệ GNSS gồm:

    - Bảng tọa độ lưới địa chính;

    - Sơ đồ lưới;

    - Các tài liệu khác thể hiện tọa độ vuông góc không gian (X, Y, Z), tọa độ, tọa độ trắc địa (B, L, H), số cải chính sau bình sai, sai số khép hình, chiều dài cạnh, phương vị cạnh, chênh cao, sai số sau bình sai.

    - Thành quả đo đạc, tính toán và bình sai khi lập lưới địa chính bằng phương pháp đo góc, đo cạnh bằng máy toàn đạc điện tử gồm:

    + Bảng tọa độ sau bình sai;

    + Biểu, bảng thể hiện chiều dài cạnh, phương vị cạnh, các sai số sau bình sai và sơ đồ lưới.

    Khi xây dựng lưới địa chính bằng phương pháp đo góc và đo cạnh sử dụng máy toàn đạc điện tử phải đảm bảo yêu cầu gì?

    Khi xây dựng lưới địa chính bằng phương pháp đo góc và đo cạnh sử dụng máy toàn đạc điện tử phải đảm bảo yêu cầu gì? (Hình từ Internet)

    Có bao nhiêu phương pháp đo đạc lập bản đồ địa chính?

    Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT quy định phương pháp đo đạc lập bản đồ địa chính được quy định cụ thể như sau:

    (1) Phương pháp đo đạc gồm phương pháp đo trực tiếp tại thực địa và phương pháp đo từ ảnh hàng không kết hợp với đo trực tiếp tại thực địa, cụ thể:

    - Phương pháp đo trực tiếp tại thực địa sử dụng thiết bị đo tích hợp chức năng đo góc và đo chiều dài chính xác mà số liệu đo được đọc tự động, hiển thị trên màn hình và có thể ghi lại được dưới dạng tệp số liệu trong cùng một thiết bị (sau đây gọi là máy toàn đạc điện tử) là chủ yếu, có kết hợp với việc sử dụng thước thép hoặc máy đo chiều dài;

    - Phương pháp đo trực tiếp tại thực địa sử dụng công nghệ định vị, dẫn đường bằng hệ thống vệ tinh toàn cầu Global Navigation Sattelite System GNSS (sau đây gọi là công nghệ GNSS) là chủ yếu, có kết hợp với việc sử dụng máy toàn đạc điện tử hoặc thước thép hoặc máy đo chiều dài;

    - Phương pháp đo từ ảnh hàng không, gồm ảnh chụp từ máy bay hoặc các thiết bị bay khác (sau đây gọi là ảnh hàng không), kết hợp với phương pháp đo trực tiếp tại thực địa.

    (2) Phương pháp đo đạc quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT được áp dụng để thành lập bản đồ địa chính theo từng tỷ lệ như sau:

    - Phương pháp đo đạc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT được áp dụng để thành lập bản đồ địa chính các tỷ lệ;

    - Phương pháp đo đạc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT được áp dụng để thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1.000 trừ khu vực đất ở, tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000;

    - Phương pháp đo đạc quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT được áp dụng để thành lập bản đồ địa chính các tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000;

    - Việc lựa chọn phương pháp đo đạc được xác định cụ thể cho từng khu đo để đảm bảo yêu cầu về độ chính xác của bản đồ địa chính tương ứng theo từng tỷ lệ quy định tại Điều 8 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT; phạm vi, yêu cầu kỹ thuật và giải pháp thực hiện được nêu rõ trong thiết kế kỹ thuật - dự toán, phương án nhiệm vụ.

    (3) Trường hợp sử dụng phương pháp đo đạc không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1 Điều 7 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT hoặc phương pháp đo không phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT thì trước khi được đưa vào sử dụng, phương pháp đo đạc đó phải được thực nghiệm tại tối thiểu 03 khu vực khác nhau như sau:

    - Tại khu đo dự kiến sử dụng phương pháp đó hoặc khu vực có thửa đất tương đồng về loại đất và mật độ thửa đất, diện tích mỗi khu vực tối thiểu 10 ha;

    - Đạt độ chính xác theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 8 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT sau khi kiểm tra 100% số điểm đo và số thửa đất bằng phương pháp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT;

    - Việc thực nghiệm và lập báo cáo kết quả thực nghiệm do đơn vị đề xuất phương pháp đo đạc tổ chức thực hiện, chịu trách nhiệm về tính trung thực, khách quan của phương pháp đó và nội dung của báo cáo về kết quả thực nghiệm.

    + Nội dung thực nghiệm và báo cáo về kết quả thực nghiệm gồm quy trình, quy phạm, các bước thực hiện đo đạc, yêu cầu kỹ thuật chủ yếu và tính khả thi về điều kiện áp dụng và chi phí thực hiện.

    Như vậy, có 02 phương pháp đo đạc lập bản đồ địa chính. Ngoài ra nêu sử dụng phương pháp đo đạc không thuộc 02 phương pháp trên hoặc không phù hợp thì trước khi được đưa vào sử dụng, phương pháp đo đạc đó phải được thực nghiệm tại tối thiểu 03 khu vực khác nhau theo quy định trên.

    Bản đồ địa chính được lập để sử dụng cho các mục đích gì?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định bản đồ địa chính được lập để sử dụng cho các mục đích cụ thể sau:

    (1) Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai;

    (2) Thống kê, kiểm kê đất đai; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất; trưng dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; điều tra, đánh giá đất đai;

    (3) Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng đất; xử lý vi phạm pháp luật đất đai và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai;

    (4) Các mục đích quản lý đất đai khác theo quy định của pháp luật.

    saved-content
    unsaved-content
    20
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ