Mẫu lời chứng theo Thông tư 01/2021? Mẫu lời chứng theo Thông tư 01/2021 còn hiệu lực không?
Nội dung chính
Mẫu lời chứng theo Thông tư 01/2021? Mẫu lời chứng theo Thông tư 01 2021 còn hiệu lực không?
Hiện tại vẫn chưa có quy định mới về mẫu lời chứng theo Luật Công chứng mới năm 2024 nên Mẫu lời chứng theo quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BTP vẫn có giá trị sử dụng.
Các Mẫu lời chứng ban hành tại Phụ lục kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BTP gồm:
Tải về Mẫu TP-CC-21 Mẫu lời chứng của công chứng viên áp dụng chung đối với hợp đồng (giao dịch);
Tải về Mẫu TP-CC-22 Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng ủy quyền trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng (Mẫu dùng cho bên ủy quyền)
Tải về Mẫu TP-CC-23 Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với di chúc và Văn sửa đổi/bổ sung/hủy bỏ di chúc
Tải về Mẫu TP-CC-24 Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với văn bản thỏa thuận phân chia/văn bản khai nhận di sản
Tải về Mẫu TP-CC-25 Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với văn bản từ chối nhận di sản
Tải về Mẫu TP-CC-26 Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch.
Mẫu lời chứng theo Thông tư 01/2021? Mẫu lời chứng theo Thông tư 01/2021 còn hiệu lực không? (Ảnh từ Internet)
Lời chứng của công chứng viên phải ghi rõ những gì từ 01/7/2025?
Căn cứ khoản 1 Điều 48 Luật Công chứng 2024 quy định:
Lời chứng của công chứng viên
1. Lời chứng của công chứng viên đối với giao dịch phải ghi rõ các nội dung sau đây:
a) Thời điểm, địa điểm công chứng;
b) Họ, tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng;
c) Chứng nhận người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện, có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, mục đích, nội dung của giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
d) Chữ ký, dấu điểm chỉ trong giao dịch đúng là chữ ký, dấu điểm chỉ của người yêu cầu công chứng, chữ ký, dấu điểm chỉ của người làm chứng, người phiên dịch trong trường hợp có người làm chứng, người phiên dịch và được ký, điểm chỉ trước sự chứng kiến của công chứng viên hoặc được ký trước đối với trường hợp đăng ký chữ ký mẫu quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật này;
đ) Trách nhiệm của công chứng viên đối với giao dịch;
e) Các thông tin về lý do công chứng ngoài trụ sở, việc làm chứng, phiên dịch trong trường hợp công chứng ngoài trụ sở hoặc việc công chứng có người làm chứng, người phiên dịch.
...
Như vậy, lời chứng của công chứng viên phải ghi rõ:
- Thời điểm, địa điểm công chứng;
- Họ, tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng;
- Chứng nhận người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện, có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, mục đích, nội dung của giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
- Chữ ký, dấu điểm chỉ trong giao dịch đúng là chữ ký, dấu điểm chỉ của người yêu cầu công chứng, chữ ký, dấu điểm chỉ của người làm chứng, người phiên dịch trong trường hợp có người làm chứng, người phiên dịch và được ký, điểm chỉ trước sự chứng kiến của công chứng viên hoặc được ký trước đối với trường hợp đăng ký chữ ký mẫu quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Công chứng 2024
- Trách nhiệm của công chứng viên đối với giao dịch;
- Các thông tin về lý do công chứng ngoài trụ sở, việc làm chứng, phiên dịch trong trường hợp công chứng ngoài trụ sở hoặc việc công chứng có người làm chứng, người phiên dịch.
Lời chứng phải có chữ ký của công chứng viên?
Căn cứ khoản 2 Điều 48 Luật Công chứng 2024 quy định:
Lời chứng của công chứng viên
...
2. Lời chứng phải có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Đối với văn bản công chứng điện tử thì lời chứng phải có chữ ký số của công chứng viên và chữ ký số của tổ chức hành nghề công chứng.
...
Như vậy, lời chứng phải có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Đối với văn bản công chứng điện tử thì lời chứng phải có chữ ký số của công chứng viên và chữ ký số của tổ chức hành nghề công chứng.
Luật Công chứng 2024 có hiệu lực từ 01/7/2025