Loading


Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài là bao nhiêu?

Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài là bao nhiêu? Điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài là gì?

Nội dung chính

    Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài là bao nhiêu?

    Căn cứ khoản 3 Điều 4 Thông tư 38/2022/TT-BTC quy định:

    Mức thu lệ phí
    ...
    2. Mức thu lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc quy định như sau:
    a) Mức thu lệ phí cấp lần đầu, chuyển đổi: 300.000 đồng/chứng chỉ.
    b) Mức thu lệ phí cấp lại, gia hạn, công nhận chứng chỉ bằng 50% mức thu lệ phí tại điểm a khoản này.
    3. Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài: 2.000.000 đồng/giấy phép.
    ...

    Như vậy, mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài: 2.000.000 đồng/giấy phép.

    Lưu ý: Trường hợp cấp lại chứng chỉ, giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp ghi sai thông tin thì không thu lệ phí.

    Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài là bao nhiêu?

    Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài là bao nhiêu? (Ảnh từ Internet)

    Nhà thầu nước ngoài đóng lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng bằng đồng USD được không?

    Căn cứ khoản 5 Điều 4 Thông tư 38/2022/TT-BTC quy định:

    Mức thu lệ phí
    ...
    4. Trường hợp cấp lại chứng chỉ, giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp ghi sai thông tin thì không thu lệ phí.
    5. Lệ phí cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân, chứng chỉ hành nghề kiến trúc, giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài thu bằng Đồng Việt Nam.

    Như vậy, nhà thầu nước ngoài không được đóng lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng bằng đồng USD mà phải bằng Đồng Việt Nam.

    Điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài là gì?

    Căn cứ Điều 103 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định:

    Điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng
    1. Nhà thầu nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động xây dựng khi có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư/nhà thầu chính (phụ).
    2. Nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu. Khi liên danh hoặc sử dụng nhà thầu Việt Nam phải phân định rõ nội dung, khối lượng và giá trị phần công việc do nhà thầu Việt Nam trong liên danh; nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện.
    3. Nhà thầu nước ngoài phải cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động nhận thầu tại Việt Nam.

    Như vậy, điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài là:

    (1) Điều kiện về quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu

    Nhà thầu nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động xây dựng khi có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư/nhà thầu chính (phụ).

    (2) Liên danh hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam

    Nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu.

    Khi liên danh hoặc sử dụng nhà thầu Việt Nam phải phân định rõ nội dung, khối lượng và giá trị phần công việc do nhà thầu Việt Nam trong liên danh; nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện.

    (3) Cam kết tuân thủ pháp luật Việt Nam

    Nhà thầu nước ngoài phải cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động nhận thầu tại Việt Nam.

    Trách nhiệm của chủ đầu tư hoặc chủ dự án đối với nhà thầu nước ngoài là gì?

    Căn cứ Điều 108 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định:

    Trách nhiệm của chủ đầu tư hoặc chủ dự án đối với nhà thầu nước ngoài
    Chủ đầu tư hoặc chủ dự án hoặc nhà thầu chính có trách nhiệm:
    1. Chỉ được ký hợp đồng giao nhận thầu khi đã có Giấy phép hoạt động xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho nhà thầu nước ngoài; hướng dẫn nhà thầu nước ngoài tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; hỗ trợ nhà thầu nước ngoài trong việc chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến công trình nhận thầu mà nhà thầu nước ngoài phải kê khai trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thầu và các thủ tục khác có liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam. Cùng với nhà thầu nước ngoài đăng ký việc xuất khẩu, nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng thuộc trách nhiệm của nhà thầu nước ngoài theo quy định Nghị định này.
    2. Giám sát nhà thầu nước ngoài thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam theo nội dung quy định tại Điều 103 Nghị định này.
    3. Xem xét khả năng cung cấp thiết bị thi công xây dựng trong nước trước khi thỏa thuận danh mục máy móc, thiết bị thi công của nhà thầu nước ngoài xin tạm nhập - tái xuất.
    4. Xem xét khả năng cung cấp lao động kỹ thuật tại Việt Nam trước khi thỏa thuận với nhà thầu nước ngoài về danh sách nhân sự người nước ngoài làm việc cho nhà thầu xin nhập cảnh vào Việt Nam để thực hiện các công việc thuộc hợp đồng của nhà thầu nước ngoài.
    5. Xác nhận quyết toán vật tư, thiết bị nhập khẩu của nhà thầu nước ngoài khi hoàn thành công trình.
    6. Khi sử dụng nhà thầu nước ngoài để thực hiện tư vấn quản lý dự án, giám sát chất lượng xây dựng, chủ đầu tư hoặc chủ dự án phải thông báo bằng văn bản cho các nhà thầu khác và các cơ quan quản lý chất lượng xây dựng biết về chức năng, nhiệm vụ của nhà thầu được thực hiện thay mặt cho chủ đầu tư hoặc chủ dự án.

    Như vậy, trách nhiệm của chủ đầu tư hoặc chủ dự án đối với nhà thầu nước ngoài được quy định cụ thể như trên. 

    saved-content
    unsaved-content
    77