Loading

17:42 - 22/11/2024

Nghị quyết giảm thuế GTGT 2% sẽ áp dụng từ 01/01-30/6/2025

Nghị quyết giảm thuế GTGT 2% sẽ áp dụng từ 01/01-30/6/2025. Hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quản lý thuế?

Nội dung chính

    Nghị quyết giảm thuế GTGT 2% sẽ áp dụng từ 01/01-30/6/2025

    Vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành Tờ trình về việc đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế GTGT.

    Trong đó, tại Mục IV Tờ trình, Bộ Tài chính đã đề xuất về chính sách giảm thuế GTGT như sau:

    Giảm 2% thuế suất thuế GTGT đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% (giữ nguyên nhóm hàng hóa, dịch vụ như đã được quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15, Nghị quyết số 101/2023/QH15, Nghị quyết số 110/2023/QH15Nghị quyết số 142/2024/QH15), thời gian áp dụng trong 6 tháng đầu năm 2025.

    Theo đó, giải pháp để thực hiện chính sách này là:

    Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế suất thuế GTGT, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

    Về lý do thực hiện giải pháp này, Bộ Tài chính cũng đã giải đáp thông qua Tờ trình với 02 lý do như sau:

    - Luật thuế GTGT hiện hành quy định 02 mức thuế suất thuế GTGT 5% và 10% (không kể mức 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; đối tượng không chịu thuế GTGT). Số thuế phải nộp = số thuế GTGT đầu ra - số thuế GTGT đầu vào. Hàng hóa, dịch vụ mua vào của cơ sở kinh doanh có loại áp dụng thuế suất 10%, 5% hoặc không chịu thuế GTGT. Do vậy, đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 5% thì cơ bản số thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn số thuế GTGT đầu vào nên cơ sở kinh doanh thường không phát sinh số thuế GTGT phải nộp. Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 10% thì sẽ phát sinh số thuế GTGT phải nộp (thuế GTGT đầu ra lớn hơn thuế GTGT đầu vào).

    - Việc thực hiện giảm thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ trên đã được quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15, Nghị quyết số 101/2023/QH15, Nghị quyết số 110/2023/QH15, Nghị quyết số 142/2024/QH15 và thực hiện ổn định trong giai đoạn 2022-2024.

    Nghị quyết giảm thuế GTGT 2% sẽ áp dụng từ 01/01-30/6/2025Nghị quyết giảm thuế GTGT 2% sẽ áp dụng từ 01/01-30/6/2025 (Hình từ Internet)

    Nguyên tắc quản lý thuế là gì?

    Căn cứ quy định tại Điều 5 Luật Quản lý thuế 2019, có 05 nguyên tắc quản lý thuế là:

    (1) Mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật.

    (2) Cơ quan quản lý thuế, các cơ quan khác của Nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý thu thực hiện việc quản lý thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.

    (3) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

    (4) Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thuế; áp dụng các nguyên tắc quản lý thuế theo thông lệ quốc tế, trong đó có nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế, nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế và các nguyên tắc khác phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

    (5) Áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan và quy định của Chính phủ.

    Hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quản lý thuế?

    Điều 6 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:

    Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế
    1. Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế.
    2. Gây phiền hà, sách nhiễu đối với người nộp thuế.
    3. Lợi dụng để chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tiền thuế.
    4. Cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp.
    5. Cản trở công chức quản lý thuế thi hành công vụ.
    6. Sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc cho người khác sử dụng mã số thuế của mình không đúng quy định của pháp luật.
    7. Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật, sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn.
    8. Làm sai lệch, sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, phá hủy hệ thống thông tin người nộp thuế.

    Như vậy, có 08 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quản lý thuế như trên.

    saved-content
    unsaved-content
    127