Loading


Người mắc bệnh hiểm nghèo nào thì được xét giảm nộp thuế thu nhập cá nhân?

Các khoản thu nhập nào của cá nhân chịu thuế thu nhập cá nhân? Người nộp thuế mắc bệnh hiểm nghèo nào thì xét giảm thuế thu nhập cá nhân? Cách tính thuế Thu nhập cá nhân như thế nào?

Nội dung chính

    Các khoản thu nhập nào của cá nhân chịu thuế thu nhập cá nhân?

    Căn cứ Điều 3 Nghị định 65/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 1 khoản 2 khoản 3 khoản 4 khoản 5 Điều 2 Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định thu nhập chịu thuế:

    Thu nhập chịu thuế

    Thu nhập chịu thuế của cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây:

    1. Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:

    a) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Riêng đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chỉ áp dụng đối với trường hợp không đủ điều kiện được miễn thuế quy định tại Khoản 5 Điều 4 Nghị định này.

    b) Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

    Thu nhập từ kinh doanh quy định tại Khoản này không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.

    ...

    Như vậy, cá nhân có các thu nhập sau sẽ chịu thuế thu nhập cá nhân:

    (1) Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:

    - Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

    - Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

    (2) Thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

    - Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công nhận được dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

    - Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:

    + Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công;

    + Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ;

    + Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang;

    + Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;

    + Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực;

    + Trợ cấp khó khăn đột xuất

    + Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    + Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động

    + Trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng

    + Trợ cấp thôi việc

    + Trợ cấp mất việc làm

    + Trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định.

    + Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật;

    + Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao;

    + Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

    + Hỗ trợ một lần đối với cán bộ, công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật.

    + Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc;

    + Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản;

    + Phụ cấp đặc thù ngành nghề.

    - Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: Tiền hoa hồng môi giới, tiền tham gia đề tài, dự án, tiền nhuận bút và các khoản tiền hoa hồng, thù lao khác;

    - Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp, và các tổ chức khác;

    - Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức.

    - Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây:

    + Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng;

    + Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận;

    + Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;

    + Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    - Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:

    + Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân (bố, mẹ, vợ/ chồng, con) của người lao động;

    + Khoản tiền nhận được theo chế độ liên quan đến sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức đảng, đoàn thể;

    + Khoản tiền nhận được theo chế độ nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật;

    + Các khoản nhận được ngoài tiền lương, tiền công do tham gia, phục vụ hoạt động đảng, đoàn, Quốc hội hoặc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước;

    + Khoản tiền ăn giữa ca do người sử dụng lao động chi cho người lao động không vượt quá mức quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    + Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài, người lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần;

    + Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ.

    (3) Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:

    - Tiền lãi cho vay;

    - Lợi tức cổ phần;

    - Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, kể cả trường hợp góp vốn đầu tư bằng hiện vật, danh tiếng, quyền sử dụng đất, phát minh, sáng chế; trừ thu nhập nhận được từ lãi trái phiếu Chính phủ, thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân và của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ.

    (4) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:

    - Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế;

    - Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán;

    - Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.

    (5) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:

    - Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai;

    - Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai;

    - Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước;

    - Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức;

    (6) Thu nhập từ trúng thưởng bằng tiền hoặc hiện vật, bao gồm:

    - Trúng thưởng xổ số;

    - Trúng thưởng khuyến mại dưới các hình thức;

    - Trúng thưởng trong các hình thức cá cược.

    - Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác.

    (7) Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:

    - Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.

    - Thu nhập từ chuyển giao công nghệ.

    (8) Thu nhập từ nhượng quyền thương mại theo quy định.

    (9) Thu nhập từ thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

    (10) Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

    Người nộp thuế mắc bệnh hiểm nghèo nào thì xét giảm thuế thu nhập cá nhân? (Hình từ Internet)

    Người nộp thuế mắc bệnh hiểm nghèo nào thì xét giảm thuế thu nhập cá nhân?

    Căn cứ Danh mục ban hành kèm theo Công văn 6383/BTC-TCT năm 2015 quy định 42 bệnh hiểm nghèo làm cơ sở xét giảm thuế thu nhập cá nhân, bao gồm:

    1. Ung thư

    16. Teo cơ tiến triển

    30. Bệnh Lupus ban đỏ

    2. Nhồi máu cơ tim lần đầu

    17. Viêm đa khớp dạng thấp nặng

    31. Ghép cơ quan (ghép tim, ghép gan, ghép thận)

    3. Phẫu thuật động mạch vành

    18. Hoại thư do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết

    32. Bệnh lao phổi tiến triển

    4. Phẫu thuật thay van tim

    19. Thiếu máu bất sản

    33. Bỏng nặng

    5. Phẫu thuật động mạch chủ

    20. liệt hai chi

    34. Bệnh cơ tim

    6. Đột quỵ

    21. Mù hai mắt

    35. Bệnh Alzheimer hay sa sút trí tuệ

    7. Hôn mê

    22. Mất hai chi

    36. Tăng áp lực động mạch phổi

    8. Bệnh xơ cứng rải rác

    23. Mất thính lực

    37. Bệnh rối loạn dẫn truyền thần kinh vận động

    9. Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ

    24. Mất khả năng phát âm

    38. Chấn thương sọ não nặng

    10. Bệnh Parkinson

    25. Thương tật toàn bộ và vĩnh viễn

    39. Bệnh chân voi

    11. Viêm màng não do vi khuẩn

    26. Suy thận

    40. Nhiễm HIV do nghề nghiệp

    12. Viêm não nặng

    27. Bệnh nang tuỷ thận

    41. Ghép tuỷ

    13. U não lành tính

    28. Viêm tuỵ mãn tính tái phát

    42. Bại liệt

    14. Loạn dưỡng cơ

    29. Suy gan

     

    15. Bại hành tuỷ tiến triển

     

     

    Cách tính thuế Thu nhập cá nhân như thế nào?

    Căn cứ Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, số thuế thu nhập cá nhân phải nộp tính theo công thức sau:

    Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thuế suất x Thu nhập tính thuế

    Trong đó:

    - Thu nhập tính thuế được xác định như sau:

    + Thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ

    + Thu nhập chịu thuế thì được xác định như sau:

    Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân = Tổng thu nhập - Các khoản thu nhập được miễn thuế

    Thuế suất áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định cụ thể như sau:

    Bậc thuế

    Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)

    Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)

    Thuế suất (%)

    1

    Đến 60

    Đến 5

    5

    2

    Trên 60 đến 120

    Trên 5 đến 10

    10

    3

    Trên 120 đến 216

    Trên 10 đến 18

    15

    4

    Trên 216 đến 384

    Trên 18 đến 32

    20

    5

    Trên 384 đến 624

    Trên 32 đến 52

    25

    6

    Trên 624 đến 960

    Trên 52 đến 80

    30

    7

    Trên 960

    Trên 80

    35

    Lưu ý: Cách tính trên áp dụng đối với cá nhân cư trú.

    saved-content
    unsaved-content
    37