Loading


Nhà ở hình thành trong thời gian ly thân có phải là tài sản chung?

Quan hệ vợ chồng có chấm dứt khi ly thân không? Nhà ở hình thành trong thời gian ly thân có phải là tài sản chung?

Nội dung chính

    Quan hệ vợ chồng có chấm dứt khi ly thân không?

    Hiện nay, trong các văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình, không có khái niệm chính thức về ly thân. Đây chỉ là thuật ngữ phổ biến, thường được sử dụng để diễn tả tình trạng khi vợ chồng không sống chung với nhau, mặc dù mối quan hệ tình cảm đã có dấu hiệu rạn nứt, nhưng vẫn chưa thực hiện thủ tục ly hôn.

    Theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quan hệ vợ chồng chỉ chấm dứt khi ly hôn theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tòa án – có thể do một bên yêu cầu hoặc do hai bên thỏa thuận. 

    Do đó, ly thân không phải là một sự kiện pháp lý dẫn đến việc chấm dứt quan hệ hôn nhân hợp pháp. Nó chỉ đơn thuần là tình trạng hai vợ chồng sống riêng khi tình cảm không còn như trước, nhưng chưa tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật.

    Từ đó, ly thân không đồng nghĩa với ly hôn và không được pháp luật công nhận như một sự kiện pháp lý. Vì vậy, dù vợ chồng có ly thân, quan hệ hôn nhân vẫn còn tồn tại, họ vẫn giữ tư cách vợ chồng hợp pháp và có đầy đủ quyền lợi cũng như nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

    Nhà ở hình thành trong thời gian ly thân có phải là tài sản chung?

    Nhà ở hình thành trong thời gian ly thân có phải là tài sản chung? (Hình từ Internet)

    Nhà ở hình thành trong thời gian ly thân có phải là tài sản chung?

    (1) Nhà ở hình thành trong thời gian ly thân từ tài sản chung

    Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định tài sản chung của vợ chồng bao gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

    Ngoài ra, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung cũng thuộc tài sản chung, cùng với tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn cũng được coi là tài sản chung, trừ trường hợp được thừa kế riêng, tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. 

    Như vậy, nhà ở hình thành trong thời gian ly thân có được từ tài sản chung, được tặng cho chung, thừa kế chung… được xác định là tài sản chung của vợ chồng. 

    (2) Nhà ở hình thành trong thời gian ly thân từ tài sản riêng

    Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm những tài sản mà mỗi người sở hữu trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng hoặc được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, cũng như tài sản được chia riêng cho từng người theo quy định tại các Điều 38, 39 và 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Ngoài ra, tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và những tài sản khác theo quy định của pháp luật cũng thuộc sở hữu riêng của từng người.

    Đặc biệt, tài sản hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng vẫn được coi là tài sản riêng của người đó. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời gian hôn nhân cũng thuộc quyền sở hữu của vợ, chồng và được quản lý, sử dụng theo các quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

    Theo đó, nếu nhà ở hình thành trong thời gian ly thân từ tài sản riêng của mỗi người theo quy định thì được xác định là tài sản riêng.

    (3) Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

    Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình 20114; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

    Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.

    Từ quy định trên, nếu có sự phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân thì nhà ở hình thành trong thời gian ly thân được xác định là tài sản chung hay tài sản riêng dựa trên sự phân chia đó.

    Tóm lại, mặc dù vợ chồng không sống chung trong thời gian ly thân, pháp luật vẫn coi họ là những người có quan hệ hôn nhân hợp pháp cho đến khi có quyết định ly hôn chính thức từ Tòa án. Trong thời gian ly thân, việc xác định nhà ở hình thành trong thời gian ly thân là tài sản chung hay tài sản riêng phụ thuộc vào nguồn gốc của tài sản và có sự thỏa thuận cụ thể giữa các bên.

    Nhà ở hình thành trong thời gian ly thân được xác định là tài sản riêng của vợ/chồng thì khi ly hôn người kia có được tiếp tục ở không?

    Căn cứ Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nếu nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

    Khi vợ chồng ly hôn, nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ mà đã được đưa vào sử dụng chung trong suốt thời gian hôn nhân sẽ vẫn thuộc quyền sở hữu riêng của vợ. Điều này có nghĩa là, dù vợ hoặc chồng có sử dụng chung ngôi nhà trong suốt cuộc sống vợ chồng, quyền sở hữu nhà vẫn không thay đổi sau khi quan hệ hôn nhân kết thúc, trừ khi có sự thỏa thuận khác giữa hai bên.

    Tuy nhiên, trong trường hợp chồng gặp khó khăn về nơi ở sau khi ly hôn, pháp luật quy định rằng người này có quyền được lưu cư trong ngôi nhà đó trong một khoảng thời gian 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt. 

     

    saved-content
    unsaved-content
    43