Loading


Rằm tháng 8 2024 là ngày bao nhiêu dương? Tết trung thu 2024 có phải là lễ lớn của Việt Nam không?

Rằm tháng 8 2024 là ngày bao nhiêu dương? Tết trung thu 2024 có phải là lễ lớn của Việt Nam không?

Nội dung chính

    Rằm tháng 8 2024 là ngày bao nhiêu dương?

    Rằm tháng 8 hay còn gọi là Tết Trung Thu là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng và ý nghĩa của người dân Việt Nam, đặc biệt dành cho trẻ em.

    Diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm, rằm tháng 8 được coi là dịp để sum họp gia đình, cùng nhau thưởng thức mâm cỗ trông trăng và các hoạt động vui chơi dân gian.

    Rằm tháng 8 còn được gọi là Tết đoàn viên, là dịp để gia đình quây quần bên nhau, cùng chia sẻ niềm vui và thưởng thức những món ăn truyền thống như bánh trung thu, hoa quả, và chè ngọt.

    Với hình ảnh những chiếc đèn lồng rực rỡ, các màn múa lân, và những trò chơi dân gian như phá cỗ trông trăng, rằm tháng 8 là dịp để các em nhỏ vui chơi, nhận quà và tham gia vào các hoạt động vui nhộn.

    Theo Lịch Vạn niên 2024, rằm tháng 8 2024 nhằm ngày 17/9/2024 dương lịch

    Rằm tháng 8 2024 là ngày bao nhiêu dương? Tết trung thu 2024 có phải là lễ lớn của Việt Nam không?

    Rằm tháng 8 2024 là ngày bao nhiêu dương? Tết trung thu 2024 có phải là lễ lớn của Việt Nam không? (Hình từ Internet)

    Tết trung thu 2024 có phải là lễ lớn của Việt Nam không?

    Căn cứ Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định các ngày lễ lớn:

    Điều 4. Các ngày lễ lớn
    Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
    1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
    2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
    3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
    4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
    5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
    6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
    7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

    Theo quy định trên, Tết Trung Thu 2024 không phải là một trong những lễ lớn được quy định chính thức trong các ngày nghỉ lễ của Việt Nam như Tết Nguyên Đán, Quốc khánh hay Giỗ Tổ Hùng Vương.

    Tuy nhiên, Tết Trung Thu vẫn được coi là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng và phổ biến, đặc biệt là dành cho trẻ em và gia đình.

    Các hoạt động trọng tâm nào được tổ chức trong Tết trung thu 2024 trên địa bàn TP Hà Nội?

    Căn cứ Mục 2 Kế hoạch 209/KH-UBND năm 2024 TP Hà Nội quy định hoạt động trọng tâm được tổ chức trong Tết trung thu 2024 trên địa bàn TP Hà Nội như sau:

    [1] Tổ chức cho trẻ em trên địa bàn Thành phố đón Tết Trung thu

    - Cấp Thành phố:

    + Tên gọi: Đêm hội Trăng rằm 2024.

    + UBND TP dự kiến tổ chức Đêm hội Trăng rằm vào 20h00’, ngày 17/9/2024 (tức ngày 15/8/2024 Âm lịch - Thứ ba) tại quận Ba Đình.

    - Cấp huyện, cấp xã: Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện và tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em từ ngày 12/9 đến ngày 17/9/2024 phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo tất cả trẻ em đều được đón Tết Trung thu, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em ở các địa bàn khó khăn và trẻ em vùng dân tộc, miền núi.

    [2] Hoạt động thăm hỏi, tặng quà cho trẻ em và các cơ sở trợ giúp xã hội công lập có chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

    - Chủ động rà soát, nắm chắc số liệu về trẻ em nói chung, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt nói riêng để có các hoạt động chăm lo cho trẻ em nhân dịp Tết Trung thu.

    - Tổ chức tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và các cơ sở trợ giúp xã hội công lập có chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em nhân dịp Tết Trung thu

    - Bên cạnh đó, tăng cường vận động các nguồn lực hỗ trợ khác để tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà, dụng cụ phục hồi chức năng, xe đạp, sách vở, đồ dùng học tập, trao học bổng, trao sổ tiết kiệm, nhận đỡ đầu... cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đạt thành tích trong học tập và rèn luyện, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em tại các xã vùng dân tộc, miền núi, trẻ em tại các địa bàn khó khăn; các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trên địa bàn nhân dịp Tết Trung thu.

    [3] Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động xã hội

    - Tăng cường các hoạt động truyền thông, giáo dục và vận động xã hội, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyết định, chương trình, kế hoạch của Trung ương và Thành phố về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, cam kết trách nhiệm và hành động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cả cộng đồng về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt nói riêng hướng đến xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh để mọi trẻ em đều được phát triển toàn diện và hưởng đầy đủ Quyền.

    - Đăng tải Thư chúc Tết Trung thu của Chủ tịch Nước; thông tin về các hoạt động tổ chức đón Tết Trung thu cho trẻ em trên địa bàn Thành phố.

    - Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em các cấp; cung cấp kiến thức, kỹ năng cho cha mẹ/người chăm sóc trẻ về bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em, phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; tập huấn kỹ năng sống, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em...

    - Biểu dương kịp thời những tấm gương người tốt, việc tốt, nhận đỡ đầu, giúp đỡ, ủng hộ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em sống trong các gia đình nghèo, trẻ em vùng dân tộc, miền núi...

    [4] Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí

    Các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em gắn với các hoạt động vui chơi giải trí như: chương trình văn nghệ, tổ chức các trò chơi dân gian, hoạt động thể dục thể thao như bóng đá, cầu lông, bơi, sinh hoạt câu lạc bộ… với các nội dung phong phú, bổ ích, lành mạnh; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ em.

    [5] Huy động nguồn lực xã hội

    Tăng cường huy động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ, chăm lo, tổ chức các hoạt động nhân dịp Tết Trung thu cho trẻ em như: tổ chức Đêm Trung thu, thăm tặng quà, trao học bổng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ gia đình nghèo, trẻ em vùng dân tộc, miền núi và trao tặng trang thiết bị vui chơi cho trẻ em tại các vùng dân tộc, miền núi, khó khăn nhằm đảm bảo cho mọi trẻ em đều được đón Tết Trung thu vui vẻ, đầm ấm và an toàn.

    [6] Hoạt động thanh tra, kiểm tra

    - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm, đặc biệt thực phẩm phục vụ Tết Trung thu; ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định pháp luật việc kinh doanh các văn hóa phẩm, các sản phẩm, đồ chơi, trò chơi trẻ em không rõ nguồn gốc, có tính chất bạo lực, kích động, phản giáo dục không phù hợp lứa tuổi trẻ em hoặc chứa chất độc hại, gây nguy hiểm cho trẻ em; công tác phòng chống cháy nổ tại các điểm tổ chức hoạt động Trung Thu; kiểm tra việc đảm bảo an toàn của các công trình xây dựng tại địa điểm, khu vực tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em.

    - Nắm bắt tình hình, phát hiện và giải quyết, can thiệp, hỗ trợ kịp thời, hiệu quả trẻ em bị bạo lực, xâm hại, vi phạm quyền trẻ em; đồng thời, xem xét kết luận, kiến nghị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các đối tượng vi phạm quyền trẻ em trên địa bàn.

    saved-content
    unsaved-content
    245
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ