Loading


Sổ tiết kiệm có thể đứng tên nhiều người được không?

Sổ tiết kiệm có thể đứng tên nhiều người được không? Đang làm kỹ sư xây dựng, làm việc tại công ty Contecon, có vấn đề thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn. Tôi vừa kết hôn hồi tháng 03/2017, sau khi làm đám cưới, vợ chồng tôi quyết định mở một sổ tiết kiệm tại Ngân hàng Techcombank. Tôi định một mình đứng tên sổ nhưng vợ nói phải để 2 vợ chồng đứng tên. Nhưng tôi nghĩ, sổ tiết kiệm chỉ đứng tên một người được thôi, làm sao đứng tên 2 người được, vợ tôi thì lại nghĩ khác, cho rằng nhiều người đứng tên sổ được.

Nội dung chính

    Sổ tiết kiệm có thể đứng tên nhiều người được không?

    Sổ tiết kiệm có thể đứng tên nhiều người vì theo quy định tại Khoản 3 va Khoản 4 Điều 6 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành theo Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 04/2011/TT-NHNN), chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là người đứng tên trên thẻ tiết kiệm (sổ tiết kiệm), đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là 2 cá nhân trở lên cùng đứng tên trên thẻ tiết kiệm (Khoản 3, Khoản 4 Điều 6 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm). Do đó, trên sổ tiết kiệm có thể do một người đứng tên chủ sở hữu hoặc nhiều người cùng đứng tên đồng sở hữu.

    Việc rút tiền tiết kiệm trong trường hợp đồng sở hữu sẽ do ngân hàng nhận tiền gửi tiết kiệm quy định cụ thể. Tuy vậy, theo quy định chung của pháp luật dân sự về đồng sở hữu cùng quy định chung của nhiều ngân hàng, trường hợp đồng sở hữu tiền gửi tiết kiệm thì việc rút tiền phải do các đồng sở hữu cùng thực hiện.

    Trường hợp đồng sở hữu không thể có mặt để cùng thực hiện thủ tục rút tiền thì phải làm văn bản ủy quyền hợp pháp, hợp lệ cho đồng sở hữu còn lại hoặc người khác thực hiện thủ tục rút tiền.

    Trường hợp cá biệt, nhiều người cùng góp tiền vào một tài khoản tiết kiệm và sổ tiết kiệm chỉ do một người đứng tên (nhiều người cùng góp tiền cho một người để người này làm thủ tục với ngân hàng và đứng tên trên sổ tiết kiệm) thì về mặt pháp lý, chỉ có người đứng tên trên sổ tiết kiệm được công nhận là chủ sở hữu của tiền gửi tiết kiệm và chỉ người đó (hoặc người khác do người này ủy quyền hợp pháp, hợp lệ) mới được quyền giao dịch với ngân hàng và thực hiện các thủ tục rút tiền gửi tiết kiệm.

    Trên đây là nội dung tư vấn về việc đứng tên nhiều người trên sổ tiết kiệm. Bạn nên tham khảo chi tiết Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN để nắm rõ quy định này.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    263
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ