Loading

14:06 - 25/12/2024

Thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản được từ ngày 01/07/2025

Từ ngày 01/07/2025 quy định về thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản như thế nào?

Nội dung chính

    Thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản từ 01/7/2025

    Thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản được quy định tại Điều 108 Luật Địa chất và khoáng sản 2024 như sau:

    (1) Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 108 Luật Địa chất và khoáng sản 2024 , Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép sau đây:

    - Giấy phép thăm dò khoáng sản nhóm I, nhóm II;

    - Giấy phép khai thác khoáng sản nhóm I, nhóm II.

    (2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép sau đây:

    - Giấy phép thăm dò khoáng sản nhóm III, giấy phép khai thác khoáng sản nhóm III; giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV;

    - Giấy phép thăm dò khoáng sản nhóm I, nhóm II và giấy phép khai thác khoáng sản nhóm I, nhóm II tại khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố;

    - Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản nhóm I, nhóm II, nhóm III.

    (3) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản nào thì có quyền cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi, chấp thuận chuyển nhượng, trả lại, cấp đổi giấy phép đó; trừ trường hợp quy định tại khoản (4) và điểm b khoản 2 Điều 111 Luật Địa chất và khoáng sản 2024.

    (4) Chính phủ quy định thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp mà trong quá trình thăm dò, khai thác phát hiện khoáng sản đi kèm có trữ lượng thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

    Như vậy, thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản được quy định theo từng trường hợp như trên.

    Quy định về bảo vệ tài nguyên địa chất chưa khai thác, sử dụng và khoáng sản chưa khai thác từ 01/7/2025

    Theo Điều 7 Luật Địa chất và khoáng sản 2024 quy định về bảo vệ tài nguyên địa chất chưa khai thác, sử dụng và khoáng sản chưa khai thác như sau:

    - Tài nguyên địa chất chưa khai thác, sử dụng và khoáng sản chưa khai thác, kể cả khoáng sản ở bãi thải của mỏ đã đóng cửa phải được bảo vệ theo quy định của Luật Địa chất và khoáng sản 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    - Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên địa chất chưa khai thác, sử dụng và khoáng sản chưa khai thác theo quy định của Luật Địa chất và khoáng sản 2024.

    - Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản có trách nhiệm sau đây:

    + Khi thăm dò khoáng sản phải đánh giá tổng hợp và báo cáo đầy đủ các thông tin, dữ liệu về loại khoáng sản phát hiện được trong khu vực thăm dò cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép;

    + Khi khai thác khoáng sản phải ưu tiên áp dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa các loại khoáng sản được phép khai thác; nếu phát hiện khoáng sản mới phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép;

    + Quản lý, bảo vệ khoáng sản đã khai thác nhưng chưa sử dụng, khoáng sản đi kèm trong quá trình khai thác;

    + Đối với khu vực đã được cấp giấy phép khai thác nhưng chưa được thuê đất, bàn giao đất trên thực địa hoặc chưa hoàn thành việc giải phóng mặt bằng, tổ chức, cá nhân báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để được hỗ trợ việc bảo vệ khoáng sản.

    - Người sử dụng đất, tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong diện tích đất hoặc diện tích khu vực biển; không được tự ý khai thác khoáng sản, thu hồi khoáng sản.

    - Tổ chức, cá nhân khi thực hiện dự án đầu tư hoặc các hoạt động khác nếu phát hiện khoáng sản nhóm I, nhóm II, nhóm III phải báo cáo ngay cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 108 Luật Địa chất và khoáng sản 2024, tổ chức bảo vệ khoáng sản được phát hiện; việc thu hồi hoặc không thu hồi khoáng sản được thực hiện theo quy định tại Điều 75 và Điều 76 Luật Địa chất và khoáng sản 2024.

    - Cơ quan quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản có trách nhiệm chuyển giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh danh mục các khu vực có tài nguyên địa chất, khoáng sản cần bảo vệ đã và đang được điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản.

    - Nhà nước bảo đảm kinh phí cho công tác bảo vệ tài nguyên địa chất chưa khai thác, sử dụng, khoáng sản chưa khai thác thuộc trách nhiệm của Nhà nước và được bố trí trong dự toán ngân sách địa phương hằng năm.

    Như vậy, việc bảo vệ tài nguyên địa chất chưa khai thác, sử dụng và khoáng sản chưa khai thác được quy định như trên.

    Thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản được từ ngày 01/07/2025 (hình từ internet)

    Thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản được từ ngày 01/07/2025 (hình từ internet)

    Đấu giá quyền khai thác khoáng sản được thực hiện theo các nguyên tắc nào?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 101 Luật Địa chất và Khoáng sản 2024 quy định về nguyên tắc đấu giá quyền khai thác khoáng sản như sau:

    Nguyên tắc đấu giá quyền khai thác khoáng sản
    1. Việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản được thực hiện theo các nguyên tắc quy định của Luật Đấu giá tài sản và các nguyên tắc sau đây:
    a) Chỉ tiến hành đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với khu vực đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 108 của Luật này phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản;
    b) Cuộc đấu giá quyền khai thác khoáng sản chỉ được tiến hành khi có ít nhất 02 tổ chức, cá nhân đủ điều kiện tham gia.
    2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với các khu vực đã được phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo thẩm quyền cấp giấy phép của mình.
    3. Chính phủ quy định chi tiết việc lập, phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

    Theo đó, việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản được thực hiện theo các nguyên tắc quy định của Luật Đấu giá tài sản 2016 và các nguyên tắc

    saved-content
    unsaved-content
    62