Loading


Thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất để vay ngân hàng nhanh nhất bao gồm những gì?

Thế chấp quyền sử dụng đât là gì? Thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất để vay ngân hàng bao gồm những gì?

Nội dung chính

    Thế chấp quyền sử dụng đất là gì?

    Theo khoản 1 điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    Thế chấp tài sản
    1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

    Từ khái niệm trên, có thể hiểu một cách đơn giản thế chấp quyền sử dụng đất là việc chủ sử dụng đất hợp pháp dùng quyền tài sản của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ (thường là nghĩa vụ trả nợ) mà không chuyển giao quyền sử dụng đất đó cho bên nhận thế chấp. Quyền sử dụng đất vẫn thuộc về bên thế chấp, và họ vẫn có quyền sử dụng đất trong thời gian thế chấp.

    Thế chấp quyền sử dụng  đất để vay vốn ngân hàng là hình thức thế chấp quyền sử dụng đất, cụ thể là sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm tài sản thế chấp để duyệt hồ sơ vay. Người thế chấp có nhu cầu văn vốn ngân hàng, vay tiền mặt từ ngân hàng để phục vụ cho các mục đích khác nhau, có thể là mua sắm, đầu tư, khám bệnh,...tùy theo nhu cầu của người thế chấp. Sau khi người vay hoàn trả khoản vay đúng hạn, ngân hàng sẽ tiến hành trả lại cho khách hàng Giấy chứng nhận quyền sử dụng  đất và xóa khoản vay thế chấp đất. Trong trường hợp người vay không có khả năng trả nợ thì tài sản thế chấp sẽ được xử lý theo thỏa thuận.

    Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện nào?

    Căn cứ Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 12/2024/TT-NHNN và Điều 2 Thông tư 06/2023/TT-NHNN, tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:

    -Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

    -Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.

    -Có phương án sử dụng vốn khả thi. Điều kiện này không bắt buộc đối với khoản cho vay có mức giá trị nhỏ.

    -Có khả năng tài chính để trả nợ.

    Hồ sơ thế chấp quyền sử dụng đất để vay ngân hàng?

    Căn cứ Điều 9 Thông tư 39/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 12/2024/TT-NHNN), hồ sơ đề nghị vay vốn tại các tổ chức tín dụng được quy định như sau:

    Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng phải cung cấp cho tổ chức tín dụng:

    - Thông tin, tài liệu, dữ liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn theo quy định tại Mục 2 bài viết này và các thông tin, tài liệu, dữ liệu khác do tổ chức tín dụng hướng dẫn.

    -Thông tin về người có liên quan của khách hàng trong trường hợp quy định

    -Thông tin về người có liên quan là cá nhân, bao gồm: họ và tên; số định danh cá nhân; quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp đối với người nước ngoài; mối quan hệ với khách hàng.

    -Thông tin về người có liên quan là tổ chức, bao gồm: tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ pháp lý tương đương, người đại diện theo pháp luật, mối quan hệ với khách hàng.

    Thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất để vay ngân hàng nhanh nhất bao gồm những gì?( Hình ảnh từ Internet)

    Thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng?

    Thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất để vay ngân hàng bao gồm các bước như sau:

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

    Bước 2: Ngân hàng kiểm tra và thẩm định hồ sơ sau khi nhận được hồ sơ. Ra quyết định đồng ý hoặc không đồng ý cho vay:

    Bước 3: Thực hiện thủ tục công chứng

    - Nhân viên Ngân hàng cùng với người thế chấp ra Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng nơi có đất để tiến hành công chứng và ký Hợp đồng thế chấp trước mặt công chứng viên.

    - Cần chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất và giấy tờ tùy thân khi đến Phòng công chứng để đối chiếu: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, Hộ khẩu, Giấy đăng ký kết hôn đối với trường hợp người thế chấp đã có gia đình.

    Bước 4: Đăng ký giao dịch bảo đảm tại Văn phòng đăng ký đất đai

    - Sau khi hoàn tất công chứng, bộ phân tác nghiệp của Ngân hàng sẽ tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm thế chấp quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai. Hồ sơ theo Điều 27 Nghị định 99/2022/NĐ-CP gồm:

    + 01 Phiếu yêu cầu đăng ký (bản chính)

    + 01 Hợp đồng thế chấp, có công chứng, chứng thực (01 bản sao có chứng thực và bản chính đối chiếu)

    + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản chính

    + Giấy ủy quyền (nếu có)

    + Hợp đồng bảo đảm và Hợp đồng tín dụng của tổ chức tín dụng có chữ ký và đóng dấu (01 bản chính và 01 bản sao chứng thực) để được miễn nộp phí thủ tục trong trường hợp cá nhân, hộ gia đình thế chấp để vay vốn, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

    Bước 5: Ngân hàng niêm phong tài sản và tiến hành giải ngân. Bên thế chấp nhận tiền

    - Ngân hàng niêm phong và giữ những giấy tờ bản gốc của bên thế chấp, bao gồm:

    + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

    + Giấy tờ khác liên quan đến quyền sử dụng đất nếu Ngân hàng có yêu cầu như: Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

    - Bên thế chấp nhận tiền giải ngân.

    saved-content
    unsaved-content
    33