Loading

10:20 - 24/11/2024

Trong quản lý giá dịch vụ sử dụng phà có vốn đầu tư nhà nước Cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm gì?

Trách nhiệm của Cục Đường bộ Việt Nam trong quản lý giá dịch vụ sử dụng phà có vốn đầu tư nhà nước thế nào? Niêm yết giá dịch vụ sử dụng phà có vốn đầu tư nhà nước ra sao?

Nội dung chính

    Trách nhiệm của Cục Đường bộ Việt Nam trong quản lý giá dịch vụ sử dụng phà có vốn đầu tư nhà nước

    Căn cứ Điều 11 Thông tư 33/2024/TT-BGTVT về trách nhiệm của Cục Đường bộ Việt Nam quy định như sau:

    Trách nhiệm của Cục Đường bộ Việt Nam
    1. Tổ chức triển khai thực hiện các quy định về quản lý giá theo quy định tại Thông tư này.
    2. Thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá dịch vụ sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do trung ương quản lý theo thẩm quyền.

    Theo đó, trách nhiệm của Cục Đường bộ Việt Nam trong quản lý giá dịch vụ sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do trung ương quản lý bao gồm:

    - Tổ chức thực hiện các quy định về quản lý giá: Cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm triển khai các quy định quản lý giá được nêu tại Thông tư 33/2024/TT-BGTVT.

    - Kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về giá

    + Thực hiện kiểm tra, giám sát các đơn vị cung cấp dịch vụ phà trong việc tuân thủ các quy định pháp luật về giá dịch vụ.

    + Đảm bảo việc chấp hành đúng khung giá, mức giá được quy định đối với dịch vụ phà sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và thuộc thẩm quyền quản lý của trung ương.

    Trong quản lý giá dịch vụ sử dụng phà có vốn đầu tư nhà nước Cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm gì?

    Trong quản lý giá dịch vụ sử dụng phà có vốn đầu tư nhà nước Cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)

    Niêm yết giá dịch vụ sử dụng phà có vốn đầu tư nhà nước

    Căn cứ Điều 8 Thông tư 33/2024/TT-BGTVT quy định như sau:

    Niêm yết giá
    Đơn vị được cung cấp dịch vụ sử dụng phà thực hiện việc niêm yết giá dịch vụ sử dụng phà theo quy định tại Điều 29 Luật Giá.

    Đồng thời căn cứ Điều 29 Luật Giá 2023 quy định như sau:

    Niêm yết giá
    1. Niêm yết giá là hình thức công khai về giá. Giá niêm yết là giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) của hàng hóa, dịch vụ đó do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định bằng Đồng Việt Nam, trừ các trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối. Giá niêm yết được gắn với số lượng hoặc khối lượng hàng hóa, dịch vụ phù hợp, các thông tin khác (nếu có) về đặc điểm kỹ thuật cơ bản, xuất xứ, phương thức mua, bán.
    2. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ niêm yết giá bảo đảm rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng các hình thức: in, dán, ghi thông tin trên bảng, giấy hoặc in trực tiếp trên bao bì của hàng hóa hoặc các hình thức phù hợp với điều kiện thực tế tại địa điểm bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc trên các trang thông tin điện tử để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    3. Các tổ chức, cá nhân không được bán cao hơn giá niêm yết; đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cụ thể thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải niêm yết và bán đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành; đối với hàng hóa, dịch vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành giá tối thiểu, giá tối đa, khung giá thì phải niêm yết và bán theo giá phù hợp với giá tối thiểu, giá tối đa, khung giá. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ điều chỉnh mức giá niêm yết ngay khi có sự thay đổi về giá của hàng hóa, dịch vụ.

    Như vậy, đơn vị được cung cấp dịch vụ sử dụng phà thực hiện việc niêm yết giá dịch vụ sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo quy định tại Điều 29 Luật Giá 2023 nêu trên.

    Thông tư 33/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

    saved-content
    unsaved-content
    42