Loading


Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì trong công tác pháp chế Nhà nước?

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác pháp chế Nhà nước?

Nội dung chính

    Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì trong công tác pháp chế Nhà nước?

    Vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 15 Nghị định 05/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế như sau:

    - Trong phạm vi quản lý nhà nước ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

    + Xây dựng, củng cố tổ chức pháp chế;

    + Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác pháp chế;

    + Chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế;

    + Bảo đảm biên chế kinh phí và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động của tổ chức pháp chế;

    + Báo cáo về công tác pháp chế theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất để Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

    - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo công tác pháp chế trong phạm vi quản lý nhà nước ở địa phương.
    Sở Tư pháp có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý công tác pháp chế ở địa phương.

    saved-content
    unsaved-content
    15
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ