Loading


Xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa được thực hiện như thế nào?

Xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa được thực hiện như thế nào?

Nội dung chính

    Xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa được thực hiện như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa như sau:

    (1) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về diện tích, vị trí, mục đích sử dụng của công trình xây dựng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa đảm bảo tuân thủ các điều kiện sau:

    - Không làm ảnh hưởng đến công trình thủy lợi, công trình đê điều, giao thông nội đồng, diện tích đất trồng lúa liền kề;

    - Công trình chỉ được xây dựng 01 tầng, không được xây dựng tầng hầm;

    - Khu vực đất trồng lúa được phép xây dựng công trình phải tập trung, có diện tích tối thiểu từ 50 ha;

    - Công trình phục vụ theo mục đích được quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 112/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:

    + Công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp là công trình phục vụ sơ chế, bảo quản nông sản; kho chứa vật tư nông nghiệp, máy móc, dụng cụ lao động; trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp.

    (2) Việc xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.

    (3) Diện tích đất xây dựng công trình theo quy định tại Điều 9 Nghị định 112/2024/NĐ-CP không phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất và vẫn được thống kê là đất trồng lúa.

    Xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa được thực hiện như thế nào?

    Xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

    Trình tự, thủ tục nộp tiền để nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa là gì?

    Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục nộp tiền để nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa như sau:

    (1) Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp trong thời gian 07 ngày kể từ ngày nhận quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, gửi Bản kê khai diện tích đất chuyên trồng lúa đến cơ quan tài nguyên và môi trường cấp huyện hoặc cơ quan tài nguyên và môi trường cấp tỉnh (đối với công trình có diện tích đất chuyên trồng lúa trên địa bàn 2 huyện trở lên) đề nghị xác định diện tích đất chuyên trồng lúa phải nộp tiền theo mẫu tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP.

    - Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được Bản kê khai hợp lệ, cơ quan tài nguyên và môi trường thẩm định Bản kê khai và ban hành văn bản xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa phải nộp tiền theo mẫu tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP gửi đến cơ quan tài chính cùng cấp để xác định số tiền phải nộp.

    (2) Trong thời hạn 05 ngày, cơ quan tài chính cùng cấp căn cứ văn bản xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa của cơ quan tài nguyên và môi trường, bảng giá loại đất trồng lúa tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định, xác định số tiền phải nộp theo mẫu tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP gửi cơ quan tài nguyên và môi trường và người được nhà nước giao đất, cho thuê đất.

    (3) Trong thời hạn 30 ngày, người được nhà nước giao đất, cho thuê đất thực hiện trách nhiệm nộp tiền tại cơ quan kho bạc theo thông báo của cơ quan tài chính.

    (4) Sau 30 ngày kể từ ngày có văn bản thông báo của cơ quan tài chính; người được nhà nước giao đất, cho thuê đất chưa nộp hoặc nộp chưa đủ số tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa thì phải nộp thêm tiền chậm nộp.

    - Mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp được quy định như sau:

    + Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền phải nộp để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa chậm nộp;

    + Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp đến ngày liền kề trước ngày số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước;

    + Người nộp tiền tự xác định số tiền chậm nộp theo quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều 13 Nghị định 112/2024/NĐ-CP và nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.

    + Người nộp tiền phải nộp tiền chậm nộp được miễn tiền chậm nộp trong trường hợp bất khả kháng như bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ.

    Nộp tiền để nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định về nộp tiền để nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa như sau:

    (1) Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa, trừ các công trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng.

    - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức nộp cụ thể nhưng không thấp hơn 50% số tiền được xác định theo diện tích đất chuyên trồng lúa phải chuyển sang mục đích phi nông nghiệp nhân với giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất.

    (2) Việc nộp tiền quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 112/2024/NĐ-CP được thực hiện sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    saved-content
    unsaved-content
    32