Loading


Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017

Số hiệu 17/2017/QH14
Ngày ban hành 20/11/2017
Ngày có hiệu lực 15/01/2018
Loại văn bản Luật
Cơ quan ban hành Quốc hội
Người ký Nguyễn Thị Kim Ngân
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

 QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Luật số: 17/2017/QH14

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2017

 

LUẬT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng

1. Bổ sung điểm g vào khoản 28 Điều 4 như sau:

“g) Pháp nhân, cá nhân khác có mối quan hệ tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xác định theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động thanh tra, giám sát đối với từng trường hợp cụ thể.”

2. Bổ sung các khoản 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 và 40 vào Điều 4 như sau:

"33. Can thiệp sớm là việc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khắc phục tình trạng quy định tại khoản 1 Điều 130a của Luật này.

34. Kiểm soát đặc biệt là việc đặt một tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Mục 1 Chương VIII của Luật này.

35. Phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt (sau đây gọi là phương án cơ cấu lại) là một trong các phương án sau đây:

a) Phương án phục hồi;

b) Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp;

c) Phương án giải thể;

d) Phương án chuyển giao bắt buộc;

đ) Phương án phá sản.

36. Phương án phục hồi là phương án áp dụng các biện pháp để t chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt tự khắc phục tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt.

37. Phương án sáp nhập, hợp nht, chuyển nhượng toàn bộ c phần, phn vn góp là phương án áp dụng khi có tổ chức tín dụng nhận sáp nhập, hp nht, có nhà đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

38. Phương án chuyển giao bắt buộc là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho bên nhận chuyển giao.

39. Bên nhận chuyển giao là tổ chức tín dụng trong nước, tổ chức tín dụng nước ngoài, nhà đầu tư khác có đề nghị được nhận chuyển giao bắt buộc và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định được nhận chuyển giao bắt buộc.

40. Tổ chức tín dụng h trợ là tổ chức tín dụng được chỉ định tham gia quản trị, kiểm soát, điều hành, hỗ trợ tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.”

3. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 28 như sau:

“b) Tổ chức tín dụng bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức pháp lý;”

4. Sửa đổi, bổ sung các điểm c, đ, e và g khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 29 như sau:

“c) Địa điểm đặt trụ sở chi nhánh của tổ chức tín dụng;”

“đ) Mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu; mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn; mua bán, chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn; mua bán, chuyển nhượng cổ phần dẫn đến cổ đông lớn thành cổ đông thường và ngược lại.

Trường hợp mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn, bên mua, nhận chuyển nhượng phải đáp ứng điều kiện đối với chủ sở hữu, thành viên góp vốn theo quy định tại các điều 20, 70 và 71 của Luật này;

e) Tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ 05 ngày làm việc trở lên, trừ trường hợp tạm ngừng hoạt động do sự kiện bất khả kháng;

[...]
40