Loading


Nghị quyết 50/NQ-HĐND năm 2022 về kết quả giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu đối với hộ gia đình, cá nhân (đất nông nghiệp và đất ở) và chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016-2021"

Số hiệu 50/NQ-HĐND
Ngày ban hành 14/12/2022
Ngày có hiệu lực 14/12/2022
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Lắk
Người ký Huỳnh Thị Chiến Hòa
Lĩnh vực Bất động sản

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 50/NQ-HĐND

Đắk Lắk, ngày 14 tháng 12 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾT QUẢ GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ “VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT; CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LẦN ĐẦU ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN (ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐẤT Ở) VÀ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TỪ ĐẤT NÔNG NGHIỆP SANG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK, GIAI ĐOẠN 2016 - 2021”

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ NĂM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 13 tháng 8 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2022; Nghị quyết số 46/NQ-HĐND ngày 20 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2022;

Sau khi xem xét Báo cáo số 233/BC-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2022 của Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu đối với hộ gia đình, cá nhân (đất nông nghiệp và đất ở) và chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016 - 2021; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ

Điều 1: Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành nội dung Báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu đối với hộ gia đình, cá nhân (đất nông nghiệp và đất ở) và chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016 - 2021 với những đánh giá về kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và các kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất; đồng thời nhấn mạnh một số vấn đề sau:

Đoàn giám sát ghi nhận sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của UBND tỉnh, đã ban hành nhiều văn bản triển khai thực hiện công tác lập, điều chỉnh, tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh; chú trọng xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu và đơn giản hóa thủ tục hành chính về đất đai; việc tiếp nhận, xem xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo của người dân; công tác thanh tra, kiểm tra được quan tâm thực hiện; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của cá nhân, tổ chức, phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh.

UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo, ban hành nhiều cơ chế, chính sách phù hợp với thẩm quyền, nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) và chuyển mục đích sử dụng đất, bảo đảm quyền lợi và yêu cầu chính đáng của người dân. Các sở, ngành, đơn vị liên quan và hầu hết UBND cấp huyện, cấp xã đã có nhiều nỗ lực trong triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai; giải quyết hồ sơ liên quan đến cấp GCNQSDĐ, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực; kết quả cấp GCNQSDĐ lần đầu hàng năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra; việc theo dõi biến động về đất đai trong GCNQSDĐ đã cấp từng bước được hoàn thiện.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu đối với hộ gia đình, cá nhân và chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016 - 2021 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế:

Công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được quan tâm đúng mức, thực hiện kéo dài, việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thực hiện không đúng thời hạn theo quy định, do đó đã ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng đất tại địa phương. Tính định hướng, tầm nhìn, dự báo trong công tác quy hoạch sử dụng đất còn hạn chế, chưa phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến công tác quản lý, nhu cầu sử dụng đất tại địa phương.

Việc lấy ý kiến đóng góp về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn mang tính hình thức, ít có ý kiến đóng góp. Việc công bố, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có nơi thực hiện chưa sâu rộng, phần lớn người dân chưa nắm được quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương.

Một số địa phương lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa đồng bộ với quy hoạch xây dựng, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, kế hoạch sử dụng đất an ninh, quốc phòng. Việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện còn thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành trong tỉnh. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu về sử dụng đất của địa phương còn thấp hơn nhiều so với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt, đặc biệt là đất giao thông, đất thủy lợi, đất thương mại, dịch vụ, đất sinh hoạt cộng đồng,....

Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn hạn chế, việc sử dụng đất không đúng mục đích, không đúng quy hoạch, lãng phí, kém hiệu quả vẫn còn xảy ra, như: Tình trạng đất công bị lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích, không đúng quy hoạch chưa được thu hồi; diện tích đất các hồ đập bị lấn chiếm xây dựng trái phép chưa có biện pháp xử lý; việc cho thuê đất, mượn đất công một số xã, phường không đúng thẩm quyền; nhiều trường hợp xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp nhưng chưa được xử lý dứt điểm, tạo dư luận không tốt trong Nhân dân. Tình trạng “quy hoạch treo” còn tồn tại ở nhiều địa phương trong tỉnh; một số công trình, dự án kéo dài thời gian thực hiện, triển khai chậm hoặc không có khả năng thực hiện nhưng chưa có biện pháp xử lý. Việc thu hồi đất của các dự án chậm đưa đất vào sử dụng theo quy định của Luật đất đai; chậm thu hồi, bàn giao đất cho địa phương đối với đất của các Công ty nông lâm nghiệp sử dụng sai mục đích, hoạt động không hiệu quả; Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại một số địa phương đã quan tâm thực hiện nhưng chưa đáp ứng yêu cầu; việc xử lý sai phạm có nơi, có lúc chưa nghiêm, quá trình xử lý còn lúng túng.

Kết quả cấp GCNQSDĐ lần đầu tại một số địa phương còn thấp hơn bình quân chung của tỉnh; một số địa phương cấp GCNQSDĐ chưa đạt so với yêu cầu đề ra.

Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc cấp GCNQSDĐ tại một số địa phương chưa chặt chẽ; việc giải quyết thủ tục hành chính chưa kịp thời,… dẫn đến tình trạng hồ sơ quá hạn còn nhiều. Còn tình trạng yêu cầu bổ sung hồ sơ nhiều lần; một số cơ quan, tổ chức chưa thực hiện đầy đủ việc xin lỗi người dân bằng văn bản khi thủ hành chính quá hạn theo tinh thần của Chỉ thị 18/CT-UBND ngày 28/12/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh.

Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về một số vụ việc liên quan đến lĩnh vực đất đai còn kéo dài.

Nguồn nhân lực, cơ sở vật chất của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai còn nhiều hạn chế, trang thiết bị làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Điều 2. Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh tập trung thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp sau đây:

Có giải pháp nâng cao chất lượng lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; sớm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch tỉnh; chỉ đạo tăng cường phối hợp giữa các Sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã trong công tác lập, điều chỉnh và quản lý thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hàng năm, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đúng thời gian quy định1.

Quan tâm giải quyết dứt điểm thực trạng quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc thu hồi từ các lâm trường, công ty lâm nghiệp bàn giao cho UBND cấp huyện quản lý và lập phương án sử dụng đất nhưng chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể nên địa phương lúng túng, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Nghiên cứu, khắc phục những vướng mắc khi áp dụng các văn bản liên quan đến đất đai, như: Công văn số 5482/UBND-NN&MT ngày 08/7/2019 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh; Công văn số 2641/UBND-NNMT ngày 06/4/2022 của UBND tỉnh về việc chấn chỉnh công tác quản lý Nhà nước về đất đai và Quyết định số 07/2022/QĐ- UBND ngày 21/01/2022 của UBND tỉnh ban hành quy định hạn mức một số loại đất; kích thước, diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân; việc rà soát, công bố công khai các thửa đất nhỏ hẹp do nhà nước trực tiếp quản lý trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật về đất đai; chủ trương, quy định của tỉnh, nhất là việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định nhằm tạo thuận lợi cho Ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng dân cư giám sát, nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp; cá nhân, tổ chức trong quản lý, sử dụng đất tại địa phương.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa nước, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; kịp thời chỉ đạo, giải quyết dứt điểm các “dự án treo”, “quy hoạch treo”, các trường hợp chậm đưa đất vào sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích, không thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; kinh doanh bất động sản không đúng pháp luật.

Nâng cấp hệ thống iGate, đồng bộ dữ liệu để phân định rõ thời hạn giải quyết của các cơ quan có liên quan trong giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính về đất đai, như: UBND cấp huyện, Cơ quan Thuế, Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp xã, nhằm xác định chính xác việc giải quyết thủ tục hành chính quá hạn tại từng cơ quan phối hợp, xác định trách nhiệm và thực hiện công khai xin lỗi người dân theo quy định tại Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 29/12/2016 của UBND tỉnh về thực hiện nghiêm quy định xin lỗi bằng văn bản khi giải quyết quá hạn thủ tục hành chính.

Chỉ đạo UBND cấp huyện tăng cường phối hợp với Chi nhánh Văn phòng đất đai tại địa phương, Cơ quan Thuế… nâng cao trách nhiệm xử lý, phối hợp trả lời, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời các nội dung khi được lấy ý kiến hoặc giải quyết hồ sơ thuộc thẩm quyền để giải quyết thủ tục hành chính về đất đai đảm bảo thời gian theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 06/2021/QĐ- UBND ngày 05/02/2021 của UBND tỉnh nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ cho cá nhân, tổ chức khi có yêu cầu cấp GCNQSDĐ.

[...]
1