Loading


Quyết định 210/1999/QĐ-BTP ban hành quy chế báo cáo viên pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 210/1999/QĐ-BTP
Ngày ban hành 09/07/1999
Ngày có hiệu lực 24/07/1999
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Nguyễn Đình Lộc
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ TƯ PHÁP
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Số: 210/1999/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 09 tháng 07 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định số 38/CP ngày 4 tháng 6 năm 1993 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Chỉ thị số 02//998/CT - TTg ngày 7 tháng 1 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay;
Căn cứ Quyết định số 03/1998/QĐ- TTg ngày 7 tháng 1 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Quy chế báo cáo viên pháp luật ở Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện, gọi tắt là Quy chế báo cáo viên pháp luật.

Điều 2. Căn cứ vào các quy định của Quy chế này, Giám đốc Sở Tư pháp tổ chức xây dựng Quy chế tuyên truyền viên ở cơ sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

Điều 4. Vụ trưởng Vụ phổ biến giáo dục pháp luật, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng tổ chức pháp chế có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP




Nguyễn Đình Lộc

 

QUY CHẾ

BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 210/1999/QĐ - BTP ngày 9 tháng 7 năm 1999 của Bộ Trưởng Bộ Tư pháp )

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Báo cáo pháp luật

Báo cáo pháp luật là một công tác tư tưởng, văn hóa của Đảng, được tiến hành bằng lời nói trước những đối tượng xác định, nhằm truyền đạt tinh thần, nội dung pháp luật, giúp người nghe hiểu và nâng cao nhận thức về pháp luật, tôn trọng, làm theo pháp luật một cách đúng đắn, thống nhất.

Điều 2. Báo cáo viên pháp luật

Báo cáo viên pháp luật theo Quy chế này là những người được cơ quan nhà nước công nhận để thực hiện nhiệm vụ báo cáo pháp luật.

Báo cáo viên pháp luật gồm:

1. Báo cáo viên pháp luật của Bộ, ngành ở Trung ương (gọi chung là Báo cáo viên pháp luật ở Trung ương);

2. Báo cáo viên pháp luật của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Báo cáo viên pháp luật tỉnh, thành phố);

3 . Báo cáo viên pháp luật của quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Báo cáo viên pháp luật huyện, quận).

Ở xã phường, thị trấn có lực lượng tuyên truyền viên.

Điều 3. Yêu cầu đối với công tác báo cáo pháp luật

Công tác báo cáo pháp luật phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ