Loading


Quyết định 287/QĐ-TTg năm 2011 sửa đổi Quyết định 1451/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 287/QĐ-TTg
Ngày ban hành 24/02/2011
Ngày có hiệu lực 24/02/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Sinh Hùng
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng,Trách nhiệm hình sự

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 287/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUYẾT ĐỊNH SỐ 1451/QĐ-TTG NGÀY 12 THÁNG 8 NĂM 2010 VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ CHỐNG RỬA TIỀN VÀ CHỐNG TÀI TRỢ KHỦNG BỐ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 06 năm 2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền;
Xét đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại văn bản số 23/TTr-NHNN ngày 15 tháng 02 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 của Quyết định số 1451/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố như sau:

"Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Kế hoạch quốc gia về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố" giai đoạn từ tháng 02 năm 2011 đến tháng 12 năm 2012.

1. Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền chỉ đạo và điều phối hoạt động giữa các Bộ, ngành liên quan thực hiện.

2. Các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ nêu trong Kế hoạch; hàng quý có báo cáo kết quả, tình hình thực hiện gửi về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tổng hợp".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, các thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: TH, TKBT, NC, KNTN, TCCV, PL;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3)

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Sinh Hùng

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA

VỀ CHỐNG RỬA TIỀN VÀ CHỐNG TÀI TRỢ KHỦNG BỐ GIAI ĐOẠN TỪ THÁNG 02 NĂM 2011 ĐẾN THÁNG 12 NĂM 2012
(Ban hành kèm theo Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Các hành động cần thực hiện để khắc phục các thiếu hụt

Cơ quan chủ trì

Thời gian hoàn thành

1

Cung cấp các số liệu và trường hợp cụ thể để chứng minh kết quả trong công tác phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố của Việt Nam

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trước tháng 12/2012

2

Xây dựng khung pháp lý và thể chế đầy đủ cho việc phong tỏa các quỹ được sử dụng để tài trợ cho khủng bố tuân thủ Khuyến nghị đặc biệt số III của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF)

Chủ trì: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; cơ quan phối hợp: Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trước tháng 12/2011

3

Cải thiện cơ chế về phong tỏa, tịch thu, thu hồi tài sản có nguồn gốc từ tội phạm được sử dụng vào việc rửa tiền

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Trước tháng 12/2011

4

Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành Luật Chống khủng bố và đảm bảo việc áp dụng Luật này tuân thủ Khuyến nghị đặc biệt số I, II và III của FATF

Bộ Công an

Trước tháng 12/2011

5

Xử lý khuyến nghị của FATF về hình sự hóa tội tài trợ khủng bố đáp ứng một cách toàn diện theo Công ước về chống tài trợ khủng bố

6

Xử lý Khuyến nghị đặc biệt số II của FATF về định nghĩa cụm từ "tiền hoặc tài sản" và việc sử dụng cụm từ này trong Bộ luật Hình sự nhằm phù hợp với yêu cầu của Công ước về chống tài trợ khủng bố.

Bộ Công an

Trước tháng 8/2011

7

Xử lý khuyến nghị của FATF về hình sự hóa tội rửa tiền đáp ứng một cách toàn diện theo Điều 2 (d) của Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Công ước Palecmo)Điều 3 (1) (b) và (c) của Công ước về chống buôn bán bất hợp pháp ma túy và các chất hướng thần (Công ước Viên), bao gồm cả định nghĩa cho cụm từ "tài sản" trong Bộ luật Hình sự

8

Xử lý khuyến nghị số 2 của FATF về bắt buộc pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự nhằm đảm bảo các biện pháp trừng phạt phù hợp và hữu hiệu, hoặc có cơ sở cho rằng việc mở rộng như vậy là không thể do các nguyên tắc chủ chốt của luật trong nước.

Bộ Tư pháp

Trước tháng 12/2011

9

Xử lý khuyến nghị của FATF về cải tiến các điều khoản nêu trong Bộ luật Hình sự nhằm bao gồm đầy đủ hành động tài trợ cho khủng bố do pháp nhân tiến hành

10

Trình cấp có thẩm quyền việc Phê chuẩn Công ước Palecmo

11

Tăng cường các yêu cầu nhằm bao gồm toàn diện các biện pháp liên quan tới việc cập nhật thông tin khách hàng tuân thủ Khuyến nghị số 5 của FATF; bao gồm:

- Yêu cầu về chủ sở hữu hưởng lợi;

- Tăng cường cập nhật thông tin khách hàng đối với những khách hàng có rủi ro cao;

- Nhận biết và xác minh bất cứ người nào hành động trên cơ sở đại diện cho người khác;

- Cấm việc mở các tài khoản nặc danh

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trước tháng 8/2011

12

Đảm bảo tính hiệu lực toàn diện của luật pháp hay các quy định về lưu trữ hồ sơ tuân thủ Khuyến nghị số 10 của FATF trong các hướng dẫn về các biện pháp về chống tài trợ cho khủng bố, bao gồm báo cáo giao dịch bị nghi ngờ là có liên quan đến tài trợ khủng bố và đối với những người có ảnh hưởng chính trị (PEPs)

13

Bảo đảm tính hiệu lực toàn diện của luật pháp và các quy định về báo cáo giao dịch đáng ngờ liên quan tới rửa tiền và tài trợ cho khủng bố từ các tổ chức tín dụng tuân thủ Khuyến nghị 13 và Khuyến nghị đặc biệt IV của FATF.

14

Giải quyết các vấn đề liên quan tới các yêu cầu đối với chủ sở hữu hưởng lợi.

15

Tăng cường trao đổi thông tin giữa các Cơ quan tình báo tài chính, bao gồm các thông tin tình báo tài chính với các đối tác quốc tế

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trước tháng 12/2011

16

Tiến hành đào tạo cho các nhân viên của Cục Phòng, chống rửa tiền nhằm nâng cao nghiệp vụ, hỗ trợ hiệu quả cho công tác phân tích và chuyển giao thông tin tình báo

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trước tháng 8/2011

17

Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành Luật Phòng, chống rửa tiền

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trước tháng 12/2012

18

Bảo đảm về việc thực hiện toàn diện thông tư đối với tất cả các định chế báo cáo

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ Tài chính

Trước tháng 8/2011

19

Đảm bảo các biện pháp quản lý và giám sát đối với việc gia nhập thị trường tuân thủ Khuyến nghị 23 của FATF

20

Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức báo cáo để đảm bảo việc tuân thủ trách nhiệm báo cáo.

21

Tăng cường hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật liên quan nhằm hỗ trợ công tác điều tra hành vi rửa tiền và tài trợ khủng bố trên cơ sở các thông tin tình báo được cung cấp đồng thời tăng cường năng lực điều tra án rửa tiền và tài trợ cho khủng bố

Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công an

Trước tháng 8/2011

22

Xây dựng các chương trình đào tạo về kỹ năng điều tra tài chính, nâng cao nhận thức về nguy cơ rửa tiền và tài trợ khủng bố cho một số đơn vị có liên quan.

Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công an

Trước tháng 12/2011

23

Thông qua chương trình thanh tra về chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố và quy trình thanh tra cho các đơn vị thanh tra của các bộ, ngành (trừ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

Thanh tra Chính phủ

Trước tháng 12/2011

24

Các đơn vị thanh tra có thẩm quyền tiến hành hoạt động thanh tra tại chỗ về chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố đối với tất cả các lĩnh vực, ngành nghề liên quan.

25

Thực hiện các hoạt động tuyên truyền về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố

Bộ Thông tin và Truyền thông

Trước tháng 12/2011

 

3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ