Loading

10:53 - 18/12/2024

Bài thơ sin cos tan (Sin đi học Cos không hư) dễ thuộc? Bài thơ công thức lượng giác? Đặc điểm môn Toán theo Thông tư 32 ra sao?

Bài thơ sin cos tan (Sin đi học Cos không hư) dễ thuộc? Bài thơ công thức lượng giác? Đặc điểm môn Toán theo Thông tư 32 ra sao?

Nội dung chính

    Bài thơ sin cos tan (Sin đi học Cos không hư) dễ nhớ? Bài thơ công thức lượng giác?

    Bài thơ sin cos tan (Sin đi học Cos không hư) dễ nhớ (Bài thơ công thức lượng giác) như sau:

    Bài thơ sin cos tan (Sin đi học Cos không hư) dễ nhớ (Bài thơ công thức lượng giác) tham khảo

    Hàm số lượng giác

    Bắt được quả tang

    Sin nằm trên cos (tan@ = sin@:cos@)

    Cotang dại dột

    Bị cos đè cho. (cot@ = cos@:sin@)

    Cách 2:

    Bắt được quả tang

    Sin nằm trên cos

    Côtang cãi lại

    Cos nằm trên sin!

    Hệ thức lượng trong tam giác vuông

    Sao Đi Học ( Sin = Đối / Huyền)

    Cứ Khóc Hoài ( Cos = Kề / Huyền)

    Thôi Đừng Khóc ( Tan = Đối / Kề)

    Có Kẹo Đây ( Cotan = Kề/ Đối)

    ***

    Sin : đi học (cạnh đối - cạnh huyền)

    Cos: không hư (cạnh đối - cạnh huyền)

    Tang: đoàn kết (cạnh đối - cạnh kề)

    Cotang: kết đoàn (cạnh kề - cạnh đối)

    ***

    Tìm sin lấy đối chia huyền

    Cosin lấy cạnh kề, huyền chia nhau

    Còn tang ta hãy tính sau

    Đối trên, kề dưới chia nhau ra liền

    Cotang cũng dễ ăn tiền

    Kề trên, đối dưới chia liền là ra

    Sin bù, cos đối, hơn kém pi tang, phụ chéo.

    +Sin bù :Sin(180-a)=sina

    +Cos đối :Cos(-a)=cosa

    +Hơn kém pi tang :

    Tg(a+180)=tga

    Cotg(a+180)=cotga

    +Phụ chéo là 2 góc phụ nhau thì sin góc này = cos góc kia, tg góc này = cotg góc kia.

    Công thức tổng quát hơn về việc hơn kém pi như sau:

    Hơn kém bội hai pi sin, cos

    Tang, cotang hơn kém bội pi.

    Sin(a+k.2.180)=sina ; Cos(a+k.2.180)=cosa

    Tg(a+k180)=tga ; Cotg(a+k180)=cotga

    *sin bình + cos bình = 1

    *Sin bình = tg bình trên tg bình cộng 1.

    *cos bình = 1 trên 1 cộng tg bình.

    *Một trên cos bình = 1 cộng tg bình.

    *Một trên sin bình = 1 cộng cotg bình.

    Bài Thơ Về Công Thức Cộng

    Cos cộng cos bằng hai cos cos

    cos trừ cos bằng trừ hai sin sin

    Sin cộng sin bằng hai sin cos

    sin trừ sin bằng hai cos sin.

    ***

    Sin thì sin cos cos sin

    Cos thì cos cos sin sin “coi chừng” (dấu trừ).

    Tang tổng thì lấy tổng tang

    Chia một trừ với tích tang, dễ òm.

    Bài Thơ Về Công Thức Chia Đôi

    Sin, cos mẫu giống nhau chả khác

    Ai cũng là một + bình tê (1+t^2)

    Sin thì tử có hai tê (2t)

    Cos thì tử có 1 trừ bình tê (1-t^2)

    Bài Thơ Về Giá Trị Lượng Giác Của Các Góc Đặc Biệt

    Cos đối, sin bù, phụ chéo, khác pi tan

    Cosin của 2 góc đối bằng nhau

    Sin của 2 góc bù nhau thì bằng nhau

    Phụ chéo là 2 góc phụ nhau thì sin góc này = cos góc kia

    Tan của 2 góc hơn kém pi thì bằng nhau

    Công Thức Tổng Quát Hơn Về Việc Hơn Kém Pi

    Hơn kém bội hai pi sin, cos

    Tang, cotang hơn kém bội pi

    Sin(a+k.2.180)=sina

    Cos(a+k.2.180)=cosa

    Tg(a+k180)=tga

    Cotg(a+k180)=cotga

    Công thức cộn

    Cos cộng cos bằng hai cos cos

    cos trừ cos bằng trừ hai sin sin

    Sin cộng sin bằng hai sin cos

    sin trừ sin bằng hai cos sin.

    ***

    Sin thì sin cos cos sin

    Cos thì cos cos sin sin “coi chừng” (dấu trừ).

    Tang tổng thì lấy tổng tang

    Chia một trừ với tích tang, dễ òm.

    Công thức nhân 3

    Nhân ba một góc bất kỳ,

    sin thì ba bốn, cos thì bốn ba,

    dấu trừ đặt giữa hai ta, lập phương chỗ bốn,

    ... thế là ok.

    TẢI VỀ CÔNG THỨC LƯỢNG GIÁC

    Bài thơ sin cos tan (Sin đi học Cos không hư) dễ thuộc?

    Bài thơ sin cos tan (Sin đi học Cos không hư) dễ thuộc?

    Đặc điểm môn Toán theo Thông tư 32 thế nào?

    Căn cứ theo Mục I Phụ lục Chương trình Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định đặc điểm Môn Toán giáo dục phổ thông như sau:

    + Toán học ngày càng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống một cách có hệ thống và chính xác, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

    + Môn Toán ở trường phổ thông góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học cho học sinh; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn; tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học và hoạt động giáo dục khác, đặc biệt với các môn Khoa học, Khoa học tự nhiên, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học để thực hiện giáo dục STEM.

    + Nội dung môn Toán thường mang tính logic, trừu tượng, khái quát. Do đó, để hiểu và học được Toán, chương trình Toán ở trường phổ thông cần bảo đảm sự cân đối giữa “học” kiến thức và “vận dụng” kiến thức vào giải quyết vấn đề cụ thể.

    + Trong quá trình học và áp dụng toán học, học sinh luôn có cơ hội sử dụng các phương tiện công nghệ, thiết bị dạy học hiện đại, đặc biệt là máy tính điện tử và máy tính cầm tay hỗ trợ quá trình biểu diễn, tìm tòi, khám phá kiến thức, giải quyết vấn đề toán học.

    + Trong chương trình giáo dục phổ thông, Toán là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. Nội dung giáo dục toán học được phân chia theo hai giai đoạn:

    - Giai đoạn giáo dục cơ bản: Môn Toán giúp học sinh hiểu được một cách có hệ thống những khái niệm, nguyên lí, quy tắc toán học cần thiết nhất cho tất cả mọi người, làm nền tảng cho việc học tập ở các trình độ học tập tiếp theo hoặc có thể sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.

    - Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Môn Toán giúp học sinh có cái nhìn tương đối tổng quát về toán học, hiểu được vai trò và những ứng dụng của toán học trong thực tiễn, những ngành nghề có liên quan đến toán học để học sinh có cơ sở định hướng nghề nghiệp, cũng như có khả năng tự mình tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến toán học trong suốt cuộc đời. Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi, trong mỗi năm học, học sinh (đặc biệt là những học sinh có định hướng khoa học tự nhiên và công nghệ) được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về toán học, kĩ năng vận dụng kiến thức toán vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

    + Chương trình môn Toán trong cả hai giai đoạn giáo dục có cấu trúc tuyến tính kết hợp với “đồng tâm xoáy ốc” (đồng tâm, mở rộng và nâng cao dần), xoay quanh và tích hợp ba mạch kiến thức: Số, Đại số và Một số yếu tố giải tích; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất.

    Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở các lớp về hệ thức lượng trong tam giác vuông của hình học phẳng lớp 9 là gì?

    Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục V Phụ lục Chương trình Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở các lớp về hệ thức lượng trong tam giác vuông của hình học phẳng lớp 9 như sau:

    Tỉ số lượng giác của góc nhọn. Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông

    - Nhận biết được các giá trị sin (sine), côsin (cosine), tang (tangent), côtang (cotangent) của góc nhọn.

    - Giải thích được tỉ số lượng giác của các góc nhọn đặc biệt (góc 30o, 45o, 60o) và của hai góc phụ nhau.

    - Tính được giá trị (đúng hoặc gần đúng) tỉ số lượng giác của góc nhọn bằng máy tính cầm tay.

    - Giải thích được một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông (cạnh góc vuông bằng cạnh huyền nhân với sin góc đối hoặc nhân với côsin góc kề; cạnh góc vuông bằng cạnh góc vuông kia nhân với tang góc đối hoặc nhân với côtang góc kề).

    - Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với tỉ số lượng giác của góc nhọn (ví dụ: Tính độ dài đoạn thẳng, độ lớn góc và áp dụng giải tam giác vuông,...).

    saved-content
    unsaved-content
    26