Loading

08:21 - 18/11/2024

22 bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự 2025

22 bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự còn áp dụng cho năm 2025 không? Quy định về Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp huyện

Nội dung chính

    22 bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự 2025

    Theo Thông tư liên tịch 36/2011/TTLT-BYT-BQP, trước đây có 22 bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự bao gồm:

    1. Động kinh thỉnh thoảng lên cơn;
    2. Tâm thần: Điên rồ, mất trí, cuồng dại (bệnh tâm thần có thể đã được điều trị nhiều lần không khỏi);
    3. Phù thũng lâu ngày do bị các bệnh như: suy tim, viêm thận, thận hư, suy thận mạn tính…;
    4. Chân voi (do giun chỉ) không lao động được;
    5. Chân tay tàn tật, biến dạng, mất chức phận chi do mọi nguyên nhân;
    6. Lao xương khớp, lao hạch đang tiến triển;
    7. Phong các thể chưa ổn định (có loét, sùi, cụt ngón tay, ngón chân);
    8. Câm hay ngọng líu lưỡi từ bé;
    9. Điếc từ bé;
    10. Mù hoặc chột mắt;
    11. Run tay chân quanh năm, đi lại khó khăn, không lao động được (như bệnh Parkinson) hoặc chân tay
    có những động tác bất thường múa giật (Chorée), múa vờn (Athétose);
    12. Liệt nửa người trái hoặc phải, liệt hai chi dưới;
    13. Gầy còm, hốc hác, yếu đuối, cơ thể suy kiệt khó có thể hồi phục được do mắc các bệnh mạn tính như lao xơ hang, hen dai dẳng, có biến chứng tâm phế mạn hoặc khí phế thũng, xơ gan cổ trướng;
    14. Cổ bị cố tật, ngoẹo rõ rệt từ nhiều năm;
    15. Lùn quá khổ (chiều cao đứng dưới 140 cm);
    16. Gù có bướu ở lưng do di chứng lao cột sống, chấn thương cũ làm cột sống tổn thương để lại di chứng;
    17. Tật sụp mi mắt bẩm sinh;
    18. Sứt môi kèm theo khe hở vòm miệng chưa vá;
    19. Trĩ mũi (Ozène) có rối loạn phát âm;
    20. Bệnh khớp có biến dạng teo cơ, cứng khớp;
    21. Các bệnh lý ác tính;
    22. Người nhiễm HIV.

    Tuy nhiên, Thông tư liên tịch 36/2011/TTLT-BYT-BQP đã hết hiệu lực. Hiện tại, các quy định liên quan đến tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự được thay thế và áp dụng theo Thông tư 105/2023/TT-BQP. Do đó, danh mục 22 bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự nêu trên theo Thông tư liên tịch 36/2011/TTLT-BYT-BQP hiện không còn được áp dụng.

    Theo Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP, danh sách các bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự 2025 được quy định như sau:

    TTTÊN BỆNH
    MÃ BỆNH ICD10
    1Tâm thầnF20 đến F29
    2Động kinhG40
    3Bệnh ParkinsonG20
    4Mù một mắtH54.4
    5ĐiếcH90
    6Di chứng do lao xương khớpB90.2
    7Di chứng do phongB92
    8Các bệnh lý ác tính (U ác, bệnh máu ác tính)
    C00 đến C97; D00 đến D09; D45 đến D47
    9Người nhiễm HIV
    B20 đến B24; Z21
    10
    Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng

    Như vậy, hiện có 10 bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự 2025 theo bảng trên.

    22 bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự 2024

    22 bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự 2025 (Hình từ Internet)

    Quy định về Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp huyện

    Theo Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định:

    (1) Thành viên:

    - Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Trung tâm Y tế cấp huyện hoặc Giám đốc bệnh viện đa khoa cấp huyện đảm nhiệm;

    - Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn của Trung tâm Y tế cấp huyện hoặc Phó Giám đốc bệnh viện đa khoa cấp huyện đảm nhiệm;

    - Ủy viên Thường trực kiêm Thư ký Hội đồng là cán bộ tham mưu thực hiện quản lý nhà nước về y tế cấp huyện đảm nhiệm;

    - Các ủy viên là cán bộ, nhân viên thuộc các cơ quan, đơn vị gồm: Trung tâm Y tế cấp huyện, bệnh viện đa khoa cấp huyện (nếu có), cơ quan y tế cấp huyện, quân y Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện và đại diện các đơn vị có liên quan; trường hợp cần thiết có thể tăng cường cán bộ, nhân viên y tế cấp tỉnh hoặc quân y Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh do Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp tỉnh quyết định nguồn nhân lực;

    (2) Tiêu chí của thành viên Hội đồng

    Thành viên Hội đồng đảm bảo đủ bộ phận, chuyên khoa theo quy định tại khoản 5 Điều này và phải có chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề phù hợp với nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

    (3) Nhiêm vụ:

    Theo khoản 3 Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định:

    - Chịu trách nhiệm trước Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện về triển khai khám sức khỏe, phân loại và kết luận sức khỏe đối với từng công dân được gọi nhập ngũ;

    - Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe với Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện và Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Sở Y tế cấp tỉnh); bàn giao toàn bộ hồ sơ sức khỏe cho Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện (qua cơ quan y tế cùng cấp).

    (4) Nguyên tắc:

    Theo khoản 4 Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định:

    - Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định các vấn đề theo đa số;

    - Trường hợp các thành viên của Hội đồng không thống nhất về phân loại sức khỏe thì Chủ tịch Hội đồng ghi kết luận vào phiếu sức khỏe theo ý kiến của đa số. Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo bên có biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng. Những ý kiến không thống nhất phải được ghi đầy đủ vào biên bản, có chữ ký của từng thành viên Hội đồng.

    Như vậy, trên đây là những quy định về Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp huyện.

    saved-content
    unsaved-content
    1599