Biểu tượng cho Vườn Quốc gia Cát Bà là con vật nào?
Nội dung chính
Biểu tượng cho Vườn Quốc gia Cát Bà là con vật nào?
Vườn Quốc gia Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng được thành lập theo Quyết định 79-CT năm 1986. Tổng diện tích được khoanh để xây dựng Vườn Quốc gia là 15.200 hécta, trong đó diện tích rừng núi là 9.800 hécta, diện tích mặt nước là 5.400 hécta.
Vườn Quốc gia Cát Bà nổi tiếng với sự đa dạng sinh học, là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm. Đặc biệt, loài voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus), còn gọi là voọc đầu vàng, voọc thân đen đầu vàng Cát Bà.
Voọc Cát Bà được xem là loài đặc hữu chỉ có ở Vườn Quốc gia Cát Bà và trở thành biểu tượng của nơi đây.
Vậy, Biểu tượng cho Vườn Quốc gia Cát Bà là voọc Cát Bà.
Biểu tượng cho Vườn Quốc gia Cát Bà là con vật nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện để lấn biển mà có phần diện tích thuộc Vườn Quốc gia là gì?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 190 Luật Đất đai 2024 quy định về hoạt động lấn biển như sau:
Hoạt động lấn biển
...
3. Hoạt động lấn biển mà có phần diện tích thuộc một trong các khu vực sau đây thì chỉ được thực hiện khi được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư:
a) Khu vực bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được công nhận theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
b) Di sản thiên nhiên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan, vùng đất ngập nước quan trọng đã được công bố theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, pháp luật về lâm nghiệp;
d) Khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy định của pháp luật về thủy sản;
đ) Khu vực cảng biển, vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, luồng hàng hải, vùng nước để xây công trình phụ trợ khác theo quy định của pháp luật về hàng hải;
e) Cửa sông và các khu vực đã được quy hoạch, sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
4. Khu vực biển được xác định để thực hiện hoạt động lấn biển trong quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư thì việc quản lý, sử dụng khu vực biển để thực hiện hoạt động lấn biển như đối với đất đai trên đất liền.
5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động lấn biển được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động lấn biển; thanh tra, kiểm tra hoạt động lấn biển và quản lý khu vực lấn biển theo quy định của pháp luật;
b) Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm quản lý, kiểm tra hoạt động lấn biển; ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật liên quan đến hoạt động lấn biển;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý, giao đất, cho thuê đất để lấn biển, thanh tra, kiểm tra hoạt động lấn biển và quản lý, sử dụng khu vực lấn biển trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
6. Việc giao khu vực biển để thực hiện hoạt động lấn biển được tiến hành đồng thời với việc giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy để thực hiện hoạt động lấn biển mà có phần diện tích thuộc Vườn Quốc gia thì chỉ được thực hiện khi được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư.
Các hoạt động phát triển Vườn Quốc gia là gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 46 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:
Phát triển rừng đặc dụng
1. Đối với vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Duy trì cấu trúc rừng tự nhiên, bảo đảm sự phát triển tự nhiên của rừng trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng;
b) Phục hồi cấu trúc rừng tự nhiên; áp dụng biện pháp kết hợp tái sinh tự nhiên với làm giàu rừng, trồng loài cây bản địa trong phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng và phân khu dịch vụ, hành chính của rừng đặc dụng;
c) Cứu hộ, bảo tồn và phát triển các loài sinh vật.
2. Đối với khu bảo vệ cảnh quan, thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Duy trì diện tích rừng hiện có;
b) Áp dụng biện pháp kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, làm giàu rừng để nâng cao chất lượng rừng.
3. Đối với khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, thực hiện hoạt động bảo vệ và phát triển rừng theo nhiệm vụ nghiên cứu khoa học do chủ rừng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
...
Như vậy, các hoạt động phát triển Vườn Quốc gia gồm:
- Duy trì cấu trúc rừng tự nhiên, bảo đảm sự phát triển tự nhiên của rừng trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng;
- Phục hồi cấu trúc rừng tự nhiên; áp dụng biện pháp kết hợp tái sinh tự nhiên với làm giàu rừng, trồng loài cây bản địa trong phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng và phân khu dịch vụ, hành chính của rừng đặc dụng;
- Cứu hộ, bảo tồn và phát triển các loài sinh vật.