Lúa ma tập trung nhiều nhất ở Vườn Quốc gia nào?
Nội dung chính
Lúa ma tập trung nhiều nhất ở Vườn Quốc gia nào?
Lúa ma, còn gọi là lúa trời, là một loại nông sản quý hiếm, từng được vua Gia Long chọn làm thực phẩm cung đình vào các dịp đại lễ và cúng tế. Hiện nay, quần thể lúa ma được bảo tồn trên diện tích khoảng 1.000 ha tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, trở thành di sản thiên nhiên đặc biệt của vùng.
Lúa ma bắt đầu trổ bông vào tháng 10 và chín rải rác trong khoảng tháng 11-12. Khi chín, hạt lúa có vỏ trấu màu vàng đen, kèm theo chiếc đuôi dài. Đặc điểm đặc biệt của giống lúa này là hạt chín không đồng loạt trên cùng một bông mà mỗi lần chỉ chín vài hạt. Nếu không được thu hoạch kịp thời, hạt sẽ tự rụng xuống khi nắng lên.
Vào mùa nước nổi, để thu hoạch lúa ma, người dân sử dụng thuyền để tiếp cận các cánh đồng ngập nước. Họ chỉ cần khẽ rung cây, hạt lúa sẽ rơi trực tiếp xuống thuyền. Lúa ma nổi bật với khả năng chịu được điều kiện khắc nghiệt, như đất phèn hay nước lũ sâu từ 3-5 m. Đặc biệt, khi nước dâng, cây lúa tự vươn cao thêm từ 0,1-0,15 m mỗi ngày, duy trì sự sống ngay cả trong mùa lũ lụt kéo dài.
Hiện nay, lúa ma là loại giống lúa quý hiếm đang được bảo tồn, lưu trữ nguồn gen tại Vườn Quốc gia Tràm Chim.
Nói cách khác, lúa ma tập trung nhiều nhất ở Vườn Quốc gia Tràm Chim.
Lúa ma tập trung nhiều nhất ở Vườn Quốc gia nào? (Hình từ Internet)
Vườn Quốc gia có phải là rừng đặc dụng hay không?
Căn cứ vào Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về phân loại rừng như sau:
Phân loại rừng
1. Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng tự nhiên và rừng trồng được phân thành 03 loại như sau:
a) Rừng đặc dụng;
b) Rừng phòng hộ;
c) Rừng sản xuất.
2. Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng bao gồm:
a) Vườn quốc gia;
b) Khu dự trữ thiên nhiên;
c) Khu bảo tồn loài - sinh cảnh;
d) Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;
đ) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia.
3. Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; được phân theo mức độ xung yếu bao gồm:
a) Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới;
b) Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.
4. Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
5. Chính phủ quy định chi tiết về tiêu chí xác định rừng, phân loại rừng và Quy chế quản lý rừng.
6. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết tiêu chí xác định mức độ xung yếu của rừng phòng hộ.
Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Trong đó có bao gồm Vườn Quốc gia.
Vậy, Vườn Quốc gia là rừng đặc dụng.
Để lấn biển mà có phần diện tích thuộc Vườn Quốc gia thì chỉ được thực hiện khi nào?
Quy định tại khoản 3 Điều 190 Luật Đất đai 2024 về hoạt động lấn biển như sau:
Hoạt động lấn biển
...
3. Hoạt động lấn biển mà có phần diện tích thuộc một trong các khu vực sau đây thì chỉ được thực hiện khi được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư:
a) Khu vực bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được công nhận theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
b) Di sản thiên nhiên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan, vùng đất ngập nước quan trọng đã được công bố theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, pháp luật về lâm nghiệp;
d) Khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy định của pháp luật về thủy sản;
đ) Khu vực cảng biển, vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, luồng hàng hải, vùng nước để xây công trình phụ trợ khác theo quy định của pháp luật về hàng hải;
e) Cửa sông và các khu vực đã được quy hoạch, sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
4. Khu vực biển được xác định để thực hiện hoạt động lấn biển trong quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư thì việc quản lý, sử dụng khu vực biển để thực hiện hoạt động lấn biển như đối với đất đai trên đất liền.
5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động lấn biển được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động lấn biển; thanh tra, kiểm tra hoạt động lấn biển và quản lý khu vực lấn biển theo quy định của pháp luật;
b) Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm quản lý, kiểm tra hoạt động lấn biển; ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật liên quan đến hoạt động lấn biển;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý, giao đất, cho thuê đất để lấn biển, thanh tra, kiểm tra hoạt động lấn biển và quản lý, sử dụng khu vực lấn biển trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
6. Việc giao khu vực biển để thực hiện hoạt động lấn biển được tiến hành đồng thời với việc giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy để thực hiện hoạt động lấn biển mà có phần diện tích thuộc Vườn Quốc gia thì chỉ được thực hiện khi được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư.