Loading


Đấu giá tài sản công là đất đai được hiểu như thế nào?

Đấu giá tài sản công là đất đai được hiểu như thế nào?

Nội dung chính

    Đấu giá tài sản công là đất đai được hiểu như thế nào?

    Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định:

    Giải thích từ ngữ
    1. Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.

    Theo quy định pháp luật, đất đai được xem là một trong các loại tài sản công, bên cạnh đó còn tài sản công còn bao gồm:

    - Tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;

    - Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;

    - Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;

    - Tài sản công tại doanh nghiệp;

    - Tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước;

    - Các loại tài nguyên khác.

    Căn cứ khoản 7 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định như sau:

    Giải thích từ ngữ
    ...
    7. Đấu giá tài sản công là hình thức bán tài sản công theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.

    Như vậy, dựa trên quy định pháp luật, đấu giá tài sản công là đất đai có thể hiểu là hình thức bán tài sản công là đất đai dựa trên nguyên tắc, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.

    Đấu giá tài sản công là đất đai được hiểu như thế nào? (Hình từ internet)

    Quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công được quy định như thế nào?

    Căn cứ khoản 1 Điều 22 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định như sau:

    Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công
    1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công có các quyền sau đây:
    a) Sử dụng tài sản công phục vụ hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
    b) Thực hiện các biện pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả tài sản công được giao theo chế độ quy định;
    c) Được Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp;
    d) Khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
    đ) Quyền khác theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, theo quy định pháp luật, quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công được quy định được quy định như trên.

    Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công được quy định như thế nào?

    Căn cứ khoản 2 Điều 22 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định như sau:

    Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công

    ...

    2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công có các nghĩa vụ sau đây:
    a) Bảo vệ, sử dụng tài sản công đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ; bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm;
    b) Lập, quản lý hồ sơ tài sản công, kế toán, kiểm kê, đánh giá lại tài sản công theo quy định của Luật này và pháp luật về kế toán;
    c) Báo cáo và công khai tài sản công theo quy định của Luật này;
    d) Thực hiện nghĩa vụ tài chính trong sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật;
    đ) Giao lại tài sản công cho Nhà nước khi có quyết định thu hồi của cơ quan, người có thẩm quyền;
    e) Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; giám sát của cộng đồng, cán bộ, công chức, viên chức và Ban Thanh tra nhân dân trong quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
    g) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, theo quy định pháp luật, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công được quy định được quy định như trên.

    Thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước được quy định thế nào?

    Căn cứ Điều 45 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước như sau:

    (1) Tài sản công được thanh lý trong các trường hợp sau đây:

    - Tài sản công hết hạn sử dụng theo quy định của pháp luật;

    - Tài sản công chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả;

    - Nhà làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    (2) Tài sản công được thanh lý theo các hình thức sau đây:

    - Phá dỡ, hủy bỏ. Vật liệu, vật tư thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ tài sản được xử lý bán;

    - Bán.

    (3)  Căn cứ quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý có trách nhiệm tổ chức thanh lý theo các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017. Việc thanh lý theo hình thức bán thực hiện theo quy định tại Điều 43 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017.

    saved-content
    unsaved-content
    56