Loading


Làm sao để chứng minh Covid-19 là sự kiện bất khả kháng

Covid-19 đã tác động lớn đối với đời sống xã hội và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong giao dịch, hợp đồng  việc chứng minh sự kiện bất khả kháng sẽ giúp bên vi phạm không phải bồi thường thiệt hại. Vậy làm sao để chứng minh Covid-19 là sự kiện bất khả kháng?

Nội dung chính

    Làm sao để chứng minh Covid-19 là sự kiện bất khả kháng

    Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

    Như vậy, một sự kiện có phải là bất khả kháng hay không cần dựa trên 2 yếu tố:

    i) Phải xảy ra khách quan không thể lường trước được;

    ii) Không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

    Ngày 11/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) là một đại dịch toàn cầu.

    Ngày 1/4/2020, Thủ tướng đã công bố Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu (Quyết định 447/QĐ-TTg năm 2020).

    Và theo Khoản 1 Điều 3 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 thì Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

    Như vậy, có thể xem Covid-19 là sự kiện xảy ra một cách khách quan và không thể lường trước được. Tuy nhiên, với điều kiện thứ 2 phải được xem xét trong từng tình huống cụ thể.

    Để được loại trừ trách nhiệm do Covid-19 thì bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết về sự kiện bất khả kháng xảy ra gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng và bên vi phạm cần đưa ra các chứng cứ để chứng minh là mình đã thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để khắc phục nhưng không khắc phục được.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    117