Loading


Những trường hợp nào được coi là sự kiện bất khả kháng và trở ngại khách quan trong thi hành án dân sự?

Tôi có tìm hiểu về một số vấn đề liên quan đến thi hành án dân sự và có thắc mắc muốn nhờ mọi người giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Những trường hợp nào được coi là sự kiện bất khả kháng và trở ngại khách quan trong thi hành án dân sự? Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này hay không?

Nội dung chính

    Căn cứ theo Khoản 3 Điều 4 Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì những trường hợp được coi là sự kiện bất khả kháng và trở ngại khách quan trong thi hành án dân sự được quy định như sau:

    - Sự kiện bất khả kháng là trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa;

    - Trở ngại khách quan là trường hợp đương sự không nhận được bản án, quyết định mà không phải do lỗi của họ; đương sự đi công tác ở vùng biên giới, hải đảo mà không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn; tai nạn, ốm nặng đến mức mất khả năng nhận thức hoặc đương sự chết mà chưa xác định được người thừa kế; tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, cổ phần hóa mà chưa xác định được tổ chức, cá nhân mới có quyền yêu cầu thi hành án theo quy định của pháp luật hoặc do lỗi của cơ quan xét xử, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan, cá nhân khác dẫn đến việc đương sự không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn.

    Trên đây là nội dung trả lời về những trường hợp được coi là sự kiện bất khả kháng và trở ngại khách quan trong thi hành án dân sự. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Luật thi hành án dân sự 2008.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    275