Loading


Mẫu, sào, công là gì? Quy đổi ra đất nông nghiệp thành bao nhiêu mét vuông?

Mẫu, sào, công là gì? Quy đổi ra thành bao nhiêu mét vuông đất nông nghiệp? Tập trung đất nông nghiệp là gì và có các phương thức nào?

Nội dung chính

    Mẫu, sào, công là gì? Quy đổi ra thành bao nhiêu mét vuông đất nông nghiệp?

    Mẫu, Sào và Công là những đơn vị đo diện tích đã được sử dụng từ lâu đời trong nông nghiệp ở Việt Nam. Các đơn vị này phổ biến tại các vùng quê và thường được sử dụng để đo diện tích đất trồng trọt, ao cá hoặc đất canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, mỗi vùng miền lại có quy ước khác nhau về giá trị của các đơn vị này, dẫn đến sự đa dạng trong cách tính toán.

    Mẫu là đơn vị đo diện tích lớn nhất trong ba đơn vị này. Tùy vào từng khu vực, giá trị của mẫu có sự khác biệt rõ rệt. Sào là đơn vị đo diện tích nhỏ hơn mẫu và được sử dụng phổ biến ở cả ba miền. Công là đơn vị đo diện tích phổ biến tại Nam Bộ và các vùng lân cận. Đơn vị này có giá trị cố định, 1 công bằng 1.000 m². Người dân Nam Bộ thường dùng công để đo đạc đất canh tác, nhất là trong các giao dịch mua bán đất nông nghiệp.

    Căn cứ theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định 86/2012/NĐ-CP về hướng dẫn Luật đo lường, quy ước về đơn vị sào được tính như sau:

    Quy đổi từ Mẫu sang mét vuông đất nông nghiệp:

    1 mẫu Bắc Bộ = 10 sào Bắc Bộ = 3 600 m2

    1 mẫu Trung Bộ = 10 sào Trung Bộ = 4 999,5 m2

    1 mẫu Nam Bộ = 10 công = 12 960 m2

    Quy đổi từ Sào sang mét vuông đất nông nghiệp:

    Ở miền Bắc, 1 sào = 360m2

    Ở miền Trung, 1 sào = 500m2

    Ở miền Nam : tại đây, người ta thường sử dụng đơn vị công đất thay vì sào. 1 công đất tương ứng với 1 sào như miền Bắc và miền Trung: 1 công đất = 1000m2, 1 công lớn = 1296m2

    Tây Nguyên, 1 sào = 497m2

    Quy đổi từ Công sang mét vuông đất nông nghiệp:

    1 công = 1 296 m2

    Mẫu, sào, công là gì? Quy đổi ra đất nông nghiệp thành bao nhiêu mét vuông? Mẫu, sào, công là gì? Quy đổi ra đất nông nghiệp thành bao nhiêu mét vuông? (Hình từ Internet)

    Tập trung đất nông nghiệp là gì và có các phương thức nào?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 192 Luật Đất đai 2024 về tập trung đất nông nghiệp và phương thức tập trung đất nông nghiệp như sau:

    Tập trung đất nông nghiệp
    1. Tập trung đất nông nghiệp là việc tăng diện tích đất nông nghiệp để tổ chức sản xuất thông qua các phương thức sau đây:
    a) Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp theo phương án dồn điền, đổi thửa;
    b) Thuê quyền sử dụng đất;
    c) Hợp tác sản xuất, kinh doanh bằng quyền sử dụng đất.
    2. Việc tập trung đất nông nghiệp phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
    a) Bảo đảm công khai, minh bạch, tự nguyện, dân chủ, công bằng;
    b) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, người sử dụng đất và của tổ chức, cá nhân có liên quan; không ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh;
    c) Tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
    d) Phù hợp với đặc điểm về đất đai, địa hình, khí hậu, văn hóa, quá trình chuyển dịch lao động, chuyển đổi nghề, việc làm ở nông thôn của từng vùng, từng khu vực, từng địa phương và phù hợp với nhu cầu của thị trường.

    Theo đó, tập trung đất nông nghiệp là việc tăng diện tích đất nông nghiệp để tổ chức sản xuất và tập trung đất nông nghiệp được thực hiện qua 3 phương thức trên.

    Thực hiện việc hợp thửa đất cần đảm bảo các điều kiện gì?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 220 Luật Đất đai 2024 về điều kiện hợp thửa đất bao gồm:

    (1) Việc hợp thửa đất phải bảo đảm các nguyên tắc, điều kiện chung sau đây:

    - Thửa đất đã được cấp một trong các loại giấy chứng nhận: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

    - Thửa đất còn trong thời hạn sử dụng đất;

    - Đất không có tranh chấp, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án, không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Trường hợp đất có tranh chấp nhưng xác định được phạm vi diện tích, ranh giới đang tranh chấp thì phần diện tích, ranh giới còn lại không tranh chấp của thửa đất đó được phép tách thửa đất, hợp thửa đất;

    - Việc tách thửa đất, hợp thửa đất phải bảo đảm có lối đi; được kết nối với đường giao thông công cộng hiện có; bảo đảm cấp nước, thoát nước và nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý. Trường hợp người sử dụng đất dành một phần diện tích của thửa đất ở hoặc thửa đất có đất ở và đất khác trong cùng thửa đất để làm lối đi, khi thực hiện việc tách thửa đất hoặc hợp thửa đất thì không phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích đất để làm lối đi đó.

    (2) Điều kiện để thực hiện việc hợp thửa đất như sau:

    - Việc hợp các thửa đất phải bảo đảm có cùng mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, hình thức trả tiền thuê đất trừ trường hợp hợp toàn bộ hoặc một phần thửa đất có đất ở và đất khác trong cùng thửa đất với nhau và trường hợp hợp thửa đất có đất ở và đất khác trong cùng thửa đất với thửa đất ở;

    - Trường hợp hợp các thửa đất khác nhau về mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, hình thức trả tiền thuê đất thì phải thực hiện đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, điều chỉnh thời hạn sử dụng đất, chuyển hình thức trả tiền thuê đất để thống nhất theo một mục đích, một thời hạn sử dụng đất, một hình thức trả tiền thuê đất theo quy định của pháp luật.

    saved-content
    unsaved-content
    70