Loading


Mức lương hưu hằng tháng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như thế nào?

Mức lương hưu hằng tháng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như thế nào? Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như thế nào?

Nội dung chính

    Mức lương hưu hằng tháng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như thế nào?

    Mức lương hưu hằng tháng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định tại Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:

    Mức lương hưu hằng tháng theo Điều 74 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

    - Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

    - Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:

    + Người nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;

    + Nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;

    + Nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%:

    Năm nghỉ hưu

    Số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45%

    2018

    16 năm

    2019

    17 năm

    2020

    18 năm

    2021

    19 năm

    Từ 2022 trở đi

    20 năm

     

    saved-content
    unsaved-content
    18