Loading


Người sử dụng đất nông nghiệp được miễn thuế trong trường hợp nào?

Diện tích tính thuế sử dụng đất nông nghiệp được xác định như thế nào? Trong trường hợp nào thì người sử dụng đất nông nghiệp được miễn thuế?

Nội dung chính

    Đất nông nghiệp nào phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Luật Đất đai 2024 thì đất nông nghiệp là nhóm đất bao gồm các loại đất sử dụng với mục đích sản xuất nông nghiệp sau:

    - Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác;

    - Đất trồng cây lâu năm;

    - Đất lâm nghiệp, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất;

    - Đất nuôi trồng thủy sản;

    - Đất chăn nuôi tập trung;

    - Đất làm muối;

    - Đất nông nghiệp khác

    Theo Điều 2 Nghị định 74-CP năm 1993 thì các loại đất nông nghiệp phải chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp bao gồm:

    - Đất trồng trọt là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ:

    + Đất trồng cây hàng năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng (từ khi trồng đến khi thu hoạch) không quá 365 ngày như lúa, ngô, rau, lạc... hoặc cây trồng một lần cho thu hoạch một vài năm nhưng không trải qua thời kỳ xây dựng cơ bản như mía, chuối, cói, gai, sả, dứa (thơm)..

    + Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng trên 365 ngày, trồng một lần nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm và phải trải qua một thời kỳ xây dựng cơ bản mới cho thu hoạch như cao su, chè, cà phê, cam, quýt, nhãn, cọ, dừa…

    + Đất trồng cỏ là đất đã có chủ sử dụng vào việc trồng cỏ để chăn nuôi gia súc.

    - Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là đất đã có chủ sử dụng chuyên nuôi trồng thuỷ sản hoặc vừa nuôi trồng thuỷ sản vừa trồng trọt, nhưng về cơ bản không sử dụng vào các mục đích khác.

    - Đất trồng là đất đã được trồng rừng và đã giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, chăm sóc và khai thác, không bao gồm đất đồi núi trọc.

    Người sử dụng đất nông nghiệp được miễn thuế trong trường hợp nào?

    Người sử dụng đất nông nghiệp được miễn thuế trong trường hợp nào?(Hình Internet)

    Diện tích tính thuế sử dụng đất nông nghiệp được xác định như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 5 Luật thuế Sử dụng Đất Nông nghiệp 1993 thì diện tích thửa đất nông nghiệp là một trong các căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp.

    Theo đó, căn cứ tại điểm a khoản 1 Mục II Thông tư 89-TC/TCT năm 1993 thì việc xác định diện tích tính tiền thuế sử dụng đất nông nghiệp dựa trên tờ khai của hộ, đồng thời phải dựa vào các tài liệu sau đây để kiểm tra tính chính xác của tờ khai:

    - Diện tích đang tính thuế nông nghiệp năm 1993, diện tích khai hoang đã đến hạn chịu thuế

    - Kết quả đo đạc gần nhất được cơ quan quản lý ruộng đất huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (trong văn bản này gọi chung là huyện) xác nhận. Nếu địa phương chưa đo đạc hoặc số liệu đo đạc chưa chính xác thì phải sử dụng tài liệu: bản đồ, địa bàn cũ, tài liệu về giao đất hoặc giao khoán, đất làm kinh tế gia đình, các quyết định giao đất đối với các doanh nghiệp, nông lâm nghiệp (nông trường, lâm trường, trạm trại...).

    Theo đó, tại điểm b Mục II Thông tư 89-TC/TCT năm 1993 thì trình tự xác định diện tích tính thuế sử dụng đất nông nghiệp được thực hiện như sau:

    - Hộ sử dụng đất tự kê khai diện tích đất được giao, đất nhận khoán và đất tự khai phá gọi chung là đất đang sử dụng theo mẫu biểu hướng dẫn của cơ quan thuế và gửi bản kê khai đó đến một trong các cơ quan sau:

    + Gửi đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với các hộ nộp thuế lập sổ thuế tại xã.

    + Gửi đến Chi cục thuế đối với các hộ nộp thuế lập sổ thuế tại huyện 

    Lưu ý: Việc tự kê khai phải đúng thời gian và địa điểm theo quy định tại Điều 9 Nghị định 74/CP năm 1993.

    - Đội thuế xã giúp Uỷ ban nhân dân xã tiếp nhận tờ khai, kiểm tra, đối chiếu tờ khai của từng hộ nộp thuế với các tài liệu hiện có đã nói ở trên, xác định diện tích tính thuế của từng hộ.

    Trong quá trình xác định diện tích tính thuế sử dụng đất nông nghiệp, cơ quan thuế phải cùng Hội đồng tư vấn thuế xã xem xét cụ thể từng trường hợp, nếu thấy tờ khai chưa chính xác thì phải đề nghị chủ hộ kê khai lại và phải tổ chức kiểm tra điển hình để xác định đúng diện tích đất chịu thuế của những hộ kê khai chưa chính xác.

    Trường hợp có sự khác nhau giữa diện tích đo đạc với kê khai tính thuế của hộ nộp thuế hoặc của một xã, một huyện thì trước mắt tạm duyệt diện tích tính thuế năm 1994 theo tờ khai của từng hộ, Uỷ ban nhân dân huyện phối hợp với cơ quan quản lý ruộng đất tỉnh chỉ đạo xác định lại diện tích ngay từ quý I năm 1994 để cuối năm tính thuế, thu thuế và quyết toán thuế theo diện tích đã được xác định lại.

    Đội thuế xã thông báo kết quả xác định diện tích tính thuế cho từng hộ nộp thuế, tổng hợp và giúp Uỷ ban nhân dân xã báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện và Chi cục thuế.

    Trong trường hợp nào thì người sử dụng đất nông nghiệp được miễn thuế?

    Căn cứ theo Điều 19 Luật thuế Sử dụng Đất Nông nghiệp 1993 thì các trường hợp được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp bao gồm:

    - Đất đồi, núi trọc dùng vào sản xuất nông, lâm nghiệp, đất trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

    - Miễn thuế cho đất khai hoang không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật thuế Sử dụng Đất Nông nghiệp 1993 dùng vào các mục đích sản xuất sau:

    + Trồng cây hàng năm: 5 năm; riêng đối với đất khai hoang ở miền núi, đầm lầy và lấn biển: 7 năm;

    + Trồng cây lâu năm: miễn thuế trong thời gian xây dựng cơ bản và cộng thêm 3 năm từ khi có thu hoạch. Riêng đối với đất ở miền núi, đầm lầy và lấn biển được cộng thêm 6 năm

    + Đối với cây lấy gỗ và các loại cây lâu năm thu hoạch một lần thì chỉ nộp thuế khi khai thác theo quy định của pháp luật.

    - Miễn thuế cho đất trồng cây lâu năm chuyển sang trồng lại mới và đất trồng cây hàng năm chuyển sang trồng cây lâu năm, cây ăn quả: trong thời gian xây dựng cơ bản và cộng thêm 3 năm từ khi có thu hoạch.

    saved-content
    unsaved-content
    56