Loading


Tải mẫu văn bản xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa phải nộp tiền sử dụng đất ở đâu?

Đất chuyên trồng lúa là đất gì? Tải mẫu văn bản xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa phải nộp tiền sử dụng đất ở đâu?

Nội dung chính

    Đất chuyên trồng lúa là đất gì?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 112/2024/NĐ-CP giải thích về đất chuyên trồng lúa như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. Đất trồng lúa là đất trồng từ một vụ lúa trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính, đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại.
    a) Đất chuyên trồng lúa là đất trồng hai vụ lúa nước trở lên trong năm;
    b) Đất trồng lúa còn lại là đất trồng một vụ lúa nước trong năm và đất trồng lúa nương.
    2. Gây ô nhiễm đất trồng lúa là hoạt động sử dụng hoặc tạo ra hoặc phát tán các chất độc hại, sinh vật gây hại, làm thay đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của đất gây ô nhiễm môi trường đất, giảm năng suất lúa.
    3. Gây thoái hóa đất trồng lúa là hoạt động làm cho đất bị xói mòn, rửa trôi hoặc bị chua hóa, mặn hóa, phèn hóa, khô hạn, chai cứng, dẫn đến giảm độ phì, mất cân bằng dinh dưỡng của đất trồng lúa, giảm năng suất lúa.
    ...

    Như vậy, theo quy định nêu trên thì đất chuyên trồng lúa là đất trồng hai vụ lúa nước trở lên trong năm.

    Tải mẫu văn bản xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa phải nộp tiền sử dụng đất ở đâu?

    Căn cứ tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định mẫu văn bản xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa phải nộp tiền sử dụng đất như sau:

    > > > Tải mẫu văn bản xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa phải nộp tiền sử dụng đất ở đây TẢI VỀ

    Tải mẫu văn bản xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa phải nộp tiền sử dụng đất ở đâu?

    Tải mẫu văn bản xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa phải nộp tiền sử dụng đất ở đâu?

    Tải mẫu văn bản xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa phải nộp tiền sử dụng đất ở đâu? (Hình ảnh Internet)

    Ngân sách nhà nước hỗ trợ địa phương sản xuất lúa đối với đất chuyên trồng lúa là bao nhiêu?

    Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định về hỗ trợ địa phương sản xuất lúa như sau:

    Hỗ trợ địa phương sản xuất lúa
    1. Ngân sách nhà nước hỗ trợ sản xuất lúa như sau:
    a) Hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa;
    b) Hỗ trợ 750.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa còn lại, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa;
    c) Hỗ trợ thêm 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
    2. Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ theo điểm a, điểm b khoản 1 Điều này được xác định theo số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm liền kề trước năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, riêng đối với kinh phí phân bổ cho năm 2025 là số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm 2023.
    ...

    Như vậy, mức hỗ trợ sản xuất lúa đối với đất chuyên trồng lúa từ Ngân sách nhà nước như sau:

    - Hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa;

    - Hỗ trợ thêm 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.

    Tiêu chí phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia cho các địa phương đối với đất trồng lúa xác định như thế nào?

    Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 22 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất
    ...
    2. Tiêu chí phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia cho các địa phương
    a) Đối với đất trồng lúa được xác định trên cơ sở hiện trạng, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳ trước; định hướng phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương; bảo đảm giữ đất trồng lúa tại những khu vực năng suất, chất lượng cao; khu vực có tiềm năng đất đai, lợi thế cho việc trồng lúa; nhu cầu chuyển đất trồng lúa sang các mục đích phi nông nghiệp và các mục đích khác;
    b) Đối với đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên được xác định trên cơ sở quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học; hiện trạng, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp kỳ trước; khả năng, nguồn lực để khai thác quỹ đất chưa sử dụng vào mục đích lâm nghiệp (trồng mới, khoanh nuôi tái sinh); nhu cầu chuyển đất lâm nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp và các mục đích khác;
    ...

    Theo đó, tiêu chí phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia cho các địa phương đối với đất trồng lúa được xác định như sau:

    - Xác định trên cơ sở hiện trạng, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳ trước;

    - Định hướng phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương;

    - Bảo đảm giữ đất trồng lúa tại những khu vực năng suất, chất lượng cao;

    - Khu vực có tiềm năng đất đai, lợi thế cho việc trồng lúa;

    - Nhu cầu chuyển đất trồng lúa sang các mục đích phi nông nghiệp và các mục đích khác.

    saved-content
    unsaved-content
    67