Loading

14:20 - 20/12/2024

Thanh toán điện tử giao thông đường bộ được áp dụng với đối tượng nào? Các cơ quan nào có thẩm quyền theo quy định mới nhất?

Đối tượng nào được áp dụng hình thức thanh toán điện tử giao thông đường bộ? Thẩm quyền trong hoạt động thanh toán điện tử giao thông đường bộ thuộc về ai?

Nội dung chính

    Thanh toán điện tử giao thông đường bộ được áp dụng với đối tượng nào?

    Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 119/2024/NĐ-CP về giải thích từ ngữ quy định như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. Phương tiện giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là phương tiện) là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự thuộc đối tượng phải thu các loại phí, giả, tiền dịch vụ liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện.
    2. Chủ phương tiện là chủ sở hữu phương tiện hoặc cá nhân, tổ chức khác được chủ sở hữu phương tiện giao quyền chiếm hữu, sử dụng phương tiện thuộc đối tượng phải thu các loại phí, giá, tiền dịch vụ liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện. Chủ phương tiện đồng thời là chủ tài khoản giao thông, chủ phương tiện thanh toán được quy định tại Nghị định này.
    ...

    Như vậy, thanh toán điện tử giao thông đường bộ được áp dụng trực tiếp đối với các phương tiện giao thông đường bộ cụ thể là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự thuộc đối tượng phải thu các loại phí, giả, tiền dịch vụ liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện.

    Và chủ phương tiện là chủ sở hữu phương tiện hoặc cá nhân, tổ chức khác được chủ sở hữu phương tiện giao quyền chiếm hữu, sử dụng phương tiện thuộc đối tượng phải thu các loại phí, giá, tiền dịch vụ liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện. Chủ phương tiện đồng thời là chủ tài khoản giao thông, chủ phương tiện thanh toán được quy định tại Nghị định 119/2024/NĐ-CP.

    Thanh toán điện tử giao thông đường bộ được áp dụng với đối tượng nào? Các cơ quan nào có thẩm quyền theo quy định mới nhất?

    Thanh toán điện tử giao thông đường bộ được áp dụng với đối tượng nào? Các cơ quan nào có thẩm quyền theo quy định mới nhất? (Hình từ Internet)

    Cơ quan nào có thẩm quyền trong hoạt động thanh toán điện tử giao thông đường bộ?

    Căn cứ khoản 5 Điều 3 Nghị định 119/2024/NĐ-CP về giải thích từ ngữ quy định như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    ...
    5. Cơ quan có thẩm quyền bao gồm:
    a) Bộ Giao thông vận tải đối với các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng đường bộ
    có thu tiền sử dụng đường bộ do Bộ Giao thông vận tải quản lý, các dự án của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam và các dịch vụ liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện do Bộ Giao thông vận tải quản lý;
    b) Các bộ, ngành khác đối với các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện do bộ, ngành quản lý;
    c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng đường bộ có thu tiền sử dụng đường bộ và các dịch vụ liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện do địa phương quản lý.

    Như vậy, cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động thanh toán điện tử giao thông đường bộ cụ thể:

    - Bộ Giao thông vận tải đối với các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng đường bộ có thu tiền sử dụng đường bộ do Bộ Giao thông vận tải quản lý, các dự án của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam và các dịch vụ liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện do Bộ Giao thông vận tải quản lý;

    - Các bộ, ngành khác đối với các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện do bộ, ngành quản lý;

    - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng đường bộ có thu tiền sử dụng đường bộ và các dịch vụ liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện do địa phương quản lý.

    Nhà cung cấp và các đơn vị liên quan trong hoạt động thanh toán điện tử giao thông đường bộ là gì?

    Căn cứ các khoản 6, 7, 8 và khoản 9 Điều 3 Nghị định 119/2024/NĐ-CP về giải thích từ ngữ quy định như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    ...
    6. Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ là đơn vị được cơ quan có thẩm quyền lựa chọn để cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông đường bộ đối với các loại phí, giá, tiền dịch vụ được quy định tại khoản 4 Điều này.
    7. Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán giao thông đường bộ là đơn vị được cơ quan có thẩm quyền hoặc đơn vị quản lý thu lựa chọn để cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông đường bộ đối với các loại phí, giá, tiền dịch vụ được quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.
    8. Đơn vị quản lý thu là tổ chức được cơ quan có thẩm quyền giao quyền thu hoặc có quyền thu các loại phí, giá, tiền dịch vụ liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện.
    9. Đơn vị vận hành thu là tổ chức được đơn vị quản lý thu lựa chọn để vận hành hệ thống thiết bị lắp đặt tại các điểm thu.
    ...

    Theo đó, các nhà cung cấp dịch vụ và đơn vị quản lý cũng như vận hành liên quan trong hoạt động thanh toán điện tử giao thông đường bộ bao gồm:

    - Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ là đơn vị được cơ quan có thẩm quyền lựa chọn để cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông đường bộ đối với các loại phí, giá, tiền dịch vụ.

    - Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán giao thông đường bộ là đơn vị được cơ quan có thẩm quyền hoặc đơn vị quản lý thu lựa chọn để cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông đường bộ đối với các loại phí, giá, tiền dịch vụ.

    - Đơn vị quản lý thu là tổ chức được cơ quan có thẩm quyền giao quyền thu hoặc có quyền thu các loại phí, giá, tiền dịch vụ liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện.

    - Đơn vị vận hành thu là tổ chức được đơn vị quản lý thu lựa chọn để vận hành hệ thống thiết bị lắp đặt tại các điểm thu.

    saved-content
    unsaved-content
    21