Loading

05:03 - 17/01/2025

Dịch công chứng nhãn hàng hóa hiện nay được quy định như thế nào? Tên hàng hóa phải được ghi như thế nào trên nhãn hàng hóa?

Dịch công chứng nhãn hàng hóa hiện nay được quy định như thế nào? Các nội dung nào được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh gồm các nội dung nào? 

Nội dung chính

    Dịch công chứng nhãn hàng hóa hiện nay được quy định như thế nào? 

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP và khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về ngôn ngữ trình bày trên nhãn hàng hóa như sau: 

     Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa
    1. Những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường Việt Nam phải ghi bằng tiếng Việt, trừ hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ trong nước và trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
    2. Hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.
    3. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

    Theo đó ngôn ngữ trình bày trên nhãn hàng hóa có thể là Tiếng Việt hoặc ngôn ngữ khác. Và ngôn ngữ được trình bày trên nhã hàng hóa phải đảm bảo tuân thủ các quy định sau: 

    - Những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường Việt Nam phải ghi bằng tiếng Việt, trừ hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ trong nước và trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP

    - Hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.

    - Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

    Đồng thời, tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ, trình tự tự công bố sản phẩm như sau: 

    Hồ sơ, trình tự tự công bố sản phẩm
    3. Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.

    Do đó, việc dịch công chứng hàng hóa được áp dụng cho các tài liệu trong hồ sơ tự công bố, trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt.

    Dịch công chứng nhãn hàng hóa hiện nay được quy định như thế nào? Những hóa hóa nào không cần phải ghi nhãn phụ?

    Dịch công chứng nhãn hàng hóa hiện nay được quy định như thế nào? Những hàng hóa nào không cần phải ghi nhãn phụ? (Hình từ Internet)

    Các nội dung nào được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh trên nhãn hàng hóa? 

    Theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh như sau:

    (1) Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt;

    (2) Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất, dược chất, tá dược, thành phần của thuốc;

    (3) Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa;

    (4) Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến sản xuất hàng hóa.

    Dẫn chiếu đến Điều 5 Thông tư 05/2019/TT-BKHCN hướng dẫn thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về việc trình bày ngôn ngữ trên nhãn hàng hóa, theo đó: 

    - Ngôn ngữ trên nhãn hàng hóa không phải dịch tất cả nội dung bằng tiếng Việt ra ngôn ngữ khác. Nếu dịch ra ngôn ngữ khác thì nội dung ngôn ngữ khác phải bảo đảm cho người đọc hiểu tương ứng với nội dung tiếng Việt.

    - Những nội dung không phải nội dung bắt buộc mà thể hiện bằng ngôn ngữ khác không được làm hiểu sai lệch bản chất, công dụng của hàng hóa và không được làm hiểu sai nội dung khác của nhãn hàng hóa.

    - Tên quốc tế của nước hoặc vùng lãnh thổ không thể phiên âm được ra tiếng Việt hoặc phiên âm được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa thì được phép sử dụng tên quốc tế đó.

    Ví dụ: tên nước: Indonesia, Singapore phiên âm ra tiếng Việt không có nghĩa, được phép sử dụng nguyên tên Indonesia, Singapore, hoặc dùng tên phiên âm In-đô-nê-xi-a, Xinh-ga-po. Trong khi Russia hay Germany thì phải dịch thành Nga, Đức.

    Tên hàng hóa phải được ghi như thế nào trên nhãn hàng hóa? 

    Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về việc ghi tên hàng hóa trên nhãn hàng hóa như sau: 

    - Tên hàng hóa phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn hàng hóa. Chữ viết tên hàng hóa phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa.

    - Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tự đặt. Tên hàng hóa không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và thành phần của hàng hóa.

    - Trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
    saved-content
    unsaved-content
    17
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ