Loading

23:44 - 30/12/2024

Trường hợp nào công chứng viên chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng?

Trường hợp nào công chứng viên chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng? Văn phòng công chứng bị chấm dứt hoạt động trong trường hợp nào từ ngày 01/07/2025?

Nội dung chính

    Trường hợp nào công chứng viên chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng?

    Theo khoản 1 Điều 27 Luật Công chứng viên 2024 chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng trong các trường hợp sau đây:

    - Tự nguyện rút vốn khỏi Văn phòng công chứng hoặc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho một hoặc một số thành viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng; chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp theo quy định tại Điều 30 Luật Công chứng viên 2024;

    - Có quyết định miễn nhiệm công chứng viên hoặc thuộc trường hợp đương nhiên miễn nhiệm công chứng viên theo quy định Luật Công chứng viên 2024;

    - Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích;

    - Bịkhai trừ khỏi Văn phòng công chứng.

    Lưu ý: Luật Công chứng 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025

    Quy định về thành lập Văn phòng công chứng từ ngày 01/7/2025

    Căn cứ theo Điều 24 Luật Công chứng 2024 thành lập công chứng được quy định như sau:

    - Căn cứ vào quy định của pháp luật về điều kiện thành lập Văn phòng công chứng, công chứng viên đề nghị thành lập Văn phòng công chứng lập hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi đến Sở Tư pháp nơi dự kiến thành lập Văn phòng công chứng.

    - Công chứng viên thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thành lập, tham gia thành lập Văn phòng công chứng mới:

    + Đang là viên chức của Phòng công chứng;

    + Đang là thành viên hợp danh của 01 Văn phòng công chứng;

    + Đang là Trưởng Văn phòng công chứng của Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân;

    + Chưa hết thời hạn 02 năm theo quy định tại khoản 6 Điều 27, khoản 5 Điều 31 và khoản 4 Điều 34 Luật Công chứng 2024.

    - Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật về thuế và các chính sách ưu đãi khác theo quy định của Chính phủ.

    Lưu ý: Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập Văn phòng công chứng.

    Trường hợp nào công chứng viên chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng? (Hình từ Internet)

    Văn phòng công chứng bị chấm dứt hoạt động trong trường hợp nào từ ngày 01/07/2025?

    Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Công chứng 2024, Văn phòng công chứng bị chấm dứt hoạt động trong những trường hợp như sau:

    (1) Văn phòng công chứng đề nghị chấm dứt hoạt động;

    (2) Văn phòng công chứng bị thu hồi quyết định cho phép thành lập;

    (3) Văn phòng công chứng bị hợp nhất, bị sáp nhập.

    Trường hợp nào Văn phòng công chứng bị thu hồi quyết định cho phép thành lập?

    Căn cứ theo Khoản 1 Điều 33 Luật Công chứng 2024 quy định văn phòng công chứng bị thu hồi giấy phép thành lập trong các trường hợp sau:

    (1) Văn phòng công chứng không thực hiện đăng ký hoạt động trong thời hạn quy định tại Điều 25 Luật Công chứng 2024 hoặc nội dung đăng ký hoạt động không đúng theo hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

    (2) Nội dung kê khai trong hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng là giả mạo;

    (3) Hết thời hạn 06 tháng kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động mà Văn phòng công chứng chưa bắt đầu hoạt động;

    (4) Văn phòng công chứng không hoạt động liên tục từ 03 tháng trở lên, trừ trường hợp do tạm ngừng hoạt động theo quy định tại Điều 32 của Luật này;

    (5) Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh chỉ còn 01 thành viên hợp danh, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 33 Luật Công chứng 2024.

    (6) Toàn bộ thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng hoặc công chứng viên là Trưởng Văn phòng công chứng của Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân bị miễn nhiệm, chết, bị Tòa án tuyên bố là đã chết hoặc bị Tòa án cấm hành nghề công chứng;

    (7) Văn phòng công chứng không bảo đảm duy trì điều kiện hoạt động theo quy định của Luật Công chứng 2024 và nghị định quy định chi tiết Luật Công chứng 2024;

    (8) Văn phòng công chứng không duy trì được các điều kiện về công chứng viên và trụ sở theo hồ sơ đề nghị thành lập đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và giấy đăng ký hoạt động đã được Sở Tư pháp cấp trong thời hạn ít nhất 01 năm kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động, trừ trường hợp quy định tại (7);

    (9) Văn phòng công chứng do tổ chức, cá nhân không phải là công chứng viên thành lập, tham gia thành lập, nhận chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của toàn bộ thành viên hợp danh hoặc mua Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân;

    (10) Văn phòng công chứng hết thời gian tạm ngừng hoạt động quy định tại Điều 32 Luật Công chứng 2024 mà lý do tạm ngừng vẫn còn, trừ trường hợp tạm ngừng hoạt động do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.

    Lưu ý: Luật Công chứng 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025

    saved-content
    unsaved-content
    40