Loading


Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong các lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp và hôn nhân gia đình là gì?

Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã?

Nội dung chính

    Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã?

    Căn cứ Điều 82 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về nội dung trên như sau:

    Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

    Những người sau đây đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính:

    1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 83, 84, 85, 86 và 87 Nghị định này.

    2. Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 34; các Điều 35, 37, 38, 40, 41, 42, 43, 44, 45 và 48; điểm a khoản 1 Điều 49; Mục 6 Chương III; các Điều 58, 59, 60, 61 và 62; các điểm m, o, q và s khoản 2, các điểm m, o, q và s khoản 3 Điều 81 Nghị định này.

    3. Công chức Phòng Tư pháp cấp huyện lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 34; các Điều 35, 36, 37, 38, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 48 và 49; Mục 6 Chương III; các Điều 58, 59, 60, 61 và 62; các điểm m, o, q và s khoản 2, các điểm m, o, q và s khoản 3 Điều 81 Nghị định này.

    4. Công chức, viên chức Sở Tư pháp lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II; Mục 1 và Mục 2; Điều 48 và Điều 49; Mục 4, 5 và 6 Chương III; Chương IV; các Điều 78, 79 và 80; Chương VII Nghị định này.

    5. Công chức cơ quan Thi hành án dân sự lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương V; điểm t khoản 2 và điểm t khoản 3 Điều 81 Nghị định này.

    6. Công chức Thanh tra Bộ Tư pháp và công chức các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có chức năng quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Chương II, III, IV và V; các Điều 78, 79 và 80; Chương VII Nghị định này.

    7. Công chức Tòa án các cấp lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76 và 77 Nghị định này.

    8. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 34; các Điều 35, 36, 37, 38, 40, 41, 42, 43, 44, 45 và 46; các điểm m, o và q khoản 2, các điểm m, o và q khoản 3 Điều 81 Nghị định này.

    9. Công chức, viên chức các bộ, cơ quan ngang bộ, các sở quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định tư pháp, tổ chức giám định lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 4 Chương II Nghị định này.

    10. Viên chức Phòng công chứng lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 12; khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 34; điểm l và điểm m khoản 2, điểm l và điểm m khoản 3 Điều 81 Nghị định này.

    11. Viên chức Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản, cơ quan có thẩm quyền đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 5 Chương III Nghị định này.

    12. Viên chức Trung tâm trợ giúp pháp lý lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 51 Nghị định này; điểm n khoản 2 và điểm n khoản 3 Điều 81 Nghị định này đối với người được trợ giúp pháp lý.

    13. Viên chức Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 23 Nghị định này.

    14. Chấp hành viên được phân công thi hành quyết định tuyên bố phá sản lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1, điểm d và điểm đ khoản 3 Điều 79 Nghị định này.

    15. Người được cử làm người giải quyết bồi thường lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 56 Nghị định này; người được cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại, cơ quan chi trả tiền bồi thường lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 57; điểm s khoản 2 và điểm s khoản 3 Điều 81 Nghị định này.

    16. Công chức, viên chức Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 47; điểm r khoản 2 và điểm r khoản 3 Điều 81 Nghị định này.

    Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong các lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp và hợp tác xã thuộc về nhiều đối tượng như: người có thẩm quyền xử phạt, công chức tư pháp, hộ tịch, công chức các Phòng Tư pháp, Sở Tư pháp, cơ quan thi hành án dân sự, thanh tra Bộ Tư pháp, công chức Tòa án, viên chức ngoại giao, viên chức các trung tâm công chứng, đăng ký giao dịch, trợ giúp pháp lý, dịch vụ đấu giá tài sản, và chấp hành viên thi hành phá sản.

    Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong các lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp và hôn nhân gia đình là gì? (Hình từ Internet)

    Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong các lĩnh vực nêu trên?

    Căn cứ Điều 83 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về nội dung trên như sau:

    Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

    1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình;

    c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.

    2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình;

    c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

    d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính; các điểm a, b, đ, l, m và n khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

    3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;

    c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ thừa phát lại, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;

    d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

    đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

    Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính với các mức độ khác nhau dựa trên cấp độ quản lý và giá trị của hành vi vi phạm.

    saved-content
    unsaved-content
    20