Loading


Việc thu phí bảo vệ môi trường đối với các cơ sở xả khí thải được đề xuất như thế nào?

Việc thu phí bảo vệ môi trường đối với các cơ sở xả khí thải được đề xuất như thế nào? Dự kiến đối tượng nào phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải?

Nội dung chính

    Đề xuất thu phí bảo vệ môi trường đối với các cơ sở xả khí thải?

    Theo đó, tại Điều 6 Dự thảo Nghị định quy định phí bảo vệ môi trường (Tải về) có đề xuất thu phí bảo vệ môi trường đối với có sở xả khí thải như sau:

    - Mức phí cố định đối với các cơ sở xả khí thải 3.000.000 đồng/năm. Mức phí cố định được quy định theo năm.

    Trường hợp người nộp phí nộp theo quý thì số phí phải nộp tính cho 01 quý là mức phí cố định chia 4.

    Trường hợp người nộp phí nộp theo tháng thì số phí phải nộp tính cho 01 tháng là mức phí cố định chia 12.

    - Mức phí đối với các chất gây ô nhiễm môi trường có trong khí thải:

    Số TT

    Chất gây ô nhiễm môi trường

    Mức phí (đồng/tấn)

    1

    Bụi tổng

    800

    2

    NOx (gồm NO2 và NO)

    800

    3

    SOx

    700

    4

    CO

    500

    - Đối với cơ sở xả khí thải thuộc đối tượng quan trắc khí thải tự động, liên tục và quan trắc định kỳ:

    + Cơ sở xả khí thải có nồng độ các chất gây ô nhiễm môi trường có trong khí thải của cơ sở thấp hơn 30% so với nồng độ được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp: Nộp mức phí tương ứng là 75% số phí phải nộp tính theo công thức tại khoản 2 Điều 5 Dự thảo Nghị định quy định phí bảo vệ môi trường (Tải về).

    + Cơ sở xả khí thải có nồng độ các chất gây ô nhiễm môi trường có trong khí thải của cơ sở xả khí thải thấp hơn 50% so với nồng độ được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp: Nộp mức phí tương ứng là 50% số phí phải nộp tính theo công thức quy định tại khoản 2 Điều 5 Dự thảo Nghị định quy định phí bảo vệ môi trường (Tải về).

    + Cơ sở xả khí thải hoạt động công ích thuộc loại hình tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải y tế, chất thải nguy hại nộp mức phí tương ứng là 50%.

    Đề xuất thu phí bảo vệ môi trường đối với các cơ sở xả khí thải? (Hình từ Internet)

    Dự kiến đối tượng nào phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải?

    Tại Điều 3 Dự thảo Nghị định quy định phí bảo vệ môi trường (Tải vềcó quy định về đối tượng chịu phí và người nộp phí bảo vệ môi trường như sau:

    Đối tượng chịu phí và người nộp phí

    1. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định này là bụi, khí thải xả ra môi trường của các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại cột (2) Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và được cấp giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần (sau đây gọi chung là cơ sở xả khí thải).

    2. Người nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải theo quy định tại Nghị định này là các cơ sở xả khí thải quy định tại khoản 1 Điều này.

    Như vậy, người nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải là các cơ sở xả khí thải của các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại cột (2) Phụ lục 29 ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

    Người nộp phí thực hiện nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải thông qua phương thức gì?

    Tại điểm c khoản 1 Điều 7 Dự thảo Nghị định quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải quy định về kê khai, thẩm định tờ khai và nộp phí bảo vệ môi trường như sau:

    Kê khai, thẩm định tờ khai và nộp phí

    1. Người nộp phí

    ...

    c) Người nộp phí thực hiện nộp phí bằng một trong các hình thức sau:

    - Nộp phí theo hình thức không dùng tiền mặt vào tài khoản chuyên thu phí của tổ chức thu phí mở tại tổ chức tín dụng.

    - Nộp phí vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước.

    - Nộp phí qua tài khoản của cơ quan, tổ chức nhận tiền khác với tổ chức thu phí (áp dụng đối với trường hợp thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo quy định của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính). Trong thời hạn 24 giờ tính từ thời điểm nhận được tiền phí, cơ quan, tổ chức nhận tiền phải chuyển toàn bộ số tiền phí thu được vào tài khoản chuyên thu phí của tổ chức thu phí mở tại tổ chức tín dụng hoặc chuyển toàn bộ số tiền phí thu được vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước.

    - Nộp phí bằng tiền mặt cho tổ chức thu phí.

    Như vậy, người nộp phí thực hiện nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải thông qua phương thức sau:

    - Nộp phí theo hình thức không dùng tiền mặt vào tài khoản chuyên thu phí của tổ chức thu phí mở tại tổ chức tín dụng.

    - Nộp phí vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước.

    - Nộp phí qua tài khoản của cơ quan, tổ chức nhận tiền khác với tổ chức thu phí (áp dụng đối với trường hợp thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo quy định của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính).

    - Nộp phí bằng tiền mặt cho tổ chức thu phí.

    Lưu ý: Dự thảo Nghị định quy định phí bảo vệ môi trường đang trong quá trình lấy ý kiến và chưa có hiệu lực thi hành.

    saved-content
    unsaved-content
    46