Loading


Mẫu TK3 TS mới nhất 2024 Tờ khai đơn vị tham gia điều chỉnh bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế

Mẫu TK3 TS mới nhất 2024 Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Nội dung chính

    Mẫu TK3 TS mới nhất 2024 Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế 

    Căn cứ tại Quyết định 490/QĐ-BHXH năm 2023, quy định tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là Mẫu TK3 TS

    Theo đó, Mẫu TK3 TS Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế có dạng như sau:

    Tải Mẫu TK3 TS mới nhất 2024 Tại đây

    Tham khảo cách điền Mẫu TK3 TS Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

    [1] Tên đơn vị: Điền đầy đủ tên của đơn vị

    [02] Mã số đơn vị: Điền đúng mã số đơn vị do cơ quan BHXH cấp, nếu chưa được cấp mã thì không cần điền

    [03] Mã số thuế: Điền đúng mã số thuế của đơn vị, nếu đơn vị chưa được cấp mã số thuế thì không cần điền.

    - Mã đơn vị lấy theo mã số thuế.

    - Đối với đơn vị đã được cấp mã số đơn vị và mã số thuế thì ghi cả hai mã số vào chỉ tiêu tương ứng (đối với đơn vị di chuyển từ địa bàn tỉnh, thành phố khác đến; khi có thay đổi thông tin của đơn vị).

    - Nếu đơn vị chưa được cấp mã số thuế thì mã đơn vị được cấp theo quy định. Nếu đã được cấp mã số đơn vị, sau khi được bổ sung mã số thuế thì mã đơn vị được điều chỉnh theo mã số thuế.

    [04] Địa chỉ đăng ký kinh doanh: Điền đầy đủ địa chỉ theo quyết định thành lập, giấy phép kinh doanh.

    [05] Loại hình đơn vị: Điền loại hình đơn vị

    [06] Ngành nghề sản xuất, kinh doanh chính: ghi cụ thể ngành nghề đơn vị sản xuất, kinh doanh chính.

    [07] Địa chỉ giao dịch hoặc liên hệ: ghi đầy đủ số nhà, đường phố, thôn xóm; xã, phường, thị trấn; quận, huyện thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố nơi đơn vị đóng trụ sở.

    [08] Số điện thoại liên hệ: ghi số điện thoại của đơn vị.

    [09] Địa chỉ email: ghi địa chỉ email của đơn vị.

    [10] Quyết định thành lập/Giấy phép đăng ký kinh doanh:

    [10.1] Số: Điền số Quyết định thành lập/Giấy phép đăng ký kinh doanh.

    [10.2] Nơi cấp: Điền cơ quan cấp Quyết định thành lập/Giấy phép đăng ký kinh doanh cho đơn vị.

    [11] Phương thức đóng khác (chỉ áp dụng đối với Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Hộ kinh doanh cá thể, Tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán):

    [11.1] Tích dấu x vào ô nếu chọn phương thức đóng 03 tháng một lần

    [11.2] Tích dấu x vào ô nếu chọn phương thức đóng 06 tháng một lần

    [12] Nội dung thay đổi, yêu cầu: Điền cụ thể nội dung yêu cầu thay đổi

    Ví dụ: tên đơn vị, địa chỉ đơn vị, loại hình đơn vị...

    [13] Hồ sơ kèm theo: kê chi tiết, số lượng các loại giấy tờ gửi kèm.

    [14] Lựa chọn hình thức nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính (điện tử hoặc giấy)

    Lưu ý: Khi thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT, BHTN thì chỉ cần ghi mã số thuế đơn vị và chỉ tiêu [01], [02], [10], [11]

    Mẫu TK3 TS mới nhất 2024 Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

    Mẫu TK3 TS mới nhất 2024 Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Hình từ Internet)

    Người sử dụng lao động nào phải tham gia BHXH bắt buộc?

    Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định đối tượng tham gia theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành như sau:

    Đối tượng tham gia theo quy định tại Điều 2 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
    ...
    3. Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.
    4. Người lao động quy định tại các Điểm 1.1 và 1.2 Khoản 1 Điều này là người giúp việc gia đình và người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này mà đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng và trợ cấp hằng tháng dưới đây thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc:
    a) Người đang hưởng lương hưu hằng tháng;
    b) Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn;
    c) Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
    ...

    Như vậy, người sử dụng lao động phải tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:

    - Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;

    - Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;

    - Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;

    - Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.

    saved-content
    unsaved-content
    179