Loading


Nhà nước thu hồi đất có hỗ trợ ổn định sản xuất kinh doanh không?

Chuyên viên pháp lý Lâm Ngọc Khánh Huyên
Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Nhà nước thu hồi đất có hỗ trợ ổn định sản xuất kinh doanh không? Điều kiện để được hỗ trợ ổn định sản xuất kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất là gì?

Nội dung chính

    Nhà nước thu hồi đất có hỗ trợ ổn định sản xuất kinh doanh không?

    Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 108 Luật Đất đai 2024 có quy định Nhà nước khi thực hiện việc thu hồi đất sẽ hỗ trợ ổn định sản xuất kinh doanh. 

    Đồng thời theo khoản 3 Điều 20 Nghị định 88/2024/NĐ-CP quy định việc hỗ trợ ổn định sản xuất, kinh doanh thực hiện theo quy định sau:

    - Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp thì được hỗ trợ ổn định sản xuất, kinh doanh bao gồm: hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp;

    - Đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 88/2024/NĐ-CP này thì được hỗ trợ ổn định sản xuất, kinh doanh bằng tiền với mức cao nhất bằng 30% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 03 năm liền kề trước đó.

    Thu nhập sau thuế được xác định là thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân, pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

    Nhà nước thu hồi đất có hỗ trợ ổn định sản xuất kinh doanh không?

    Nhà nước thu hồi đất có hỗ trợ ổn định sản xuất kinh doanh không? (Hình từ Internet)

    Nhà nước hỗ trợ ổn định sản xuất kinh doanh khi thu hồi đất cho những đối tượng nào?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 88/2024/NĐ-CP có quy định những đối tượng sau đây sẽ được Nhà nước hỗ trợ ổn định sản xuất kinh doanh bao gồm:

    - Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bị ngừng sản xuất, kinh doanh mà có đủ điều kiện được bồi thường về đất thì được hỗ trợ ổn định sản xuất, kinh doanh;

    - Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối thuộc đối tượng quy định khoản 2 Điều 19 của Nghị định 88/2024/NĐ-CP thì được hỗ trợ ổn định sản xuất.

    Điều kiện để được hỗ trợ ổn định sản xuất kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất là gì?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 20 Nghị định 88/2024/NĐ-CP quy định điều kiện để được hỗ trợ ổn định sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất là:

    - Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được bồi thường về đất.

    - Đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 88/2024/NĐ-CP thì phải có hợp đồng giao khoán sử dụng đất.

    Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 19 là hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất bị thu hồi dưới 30% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng; hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không đủ điều kiện bồi thường về đất hoặc do nhận giao khoán đất để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối từ các nông, lâm trường quốc doanh hoặc công ty nông, lâm nghiệp được chuyển đổi từ các nông, lâm trường quốc doanh, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp và có hợp đồng giao khoán sử dụng đất.

    Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền quyết định mức hỗ trợ ổn định sản xuất kinh doanh?

    Căn cứ theo khoản 6 Điều 20 Nghị định 88/2024/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ, định kỳ chi trả tiền hỗ trợ ổn định sản xuất kinh doanh cho phù hợp với thực tế tại địa phương khi thu hồi đất.

    saved-content
    unsaved-content
    20
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ